Thái độ diều hâu của một số giáo sư, học giả Trung QuốcThứ hai, 11 Tháng 7 2011 13:37(GDVN) - Tờ Malina Times của Phillippines ngày 10/7 có bài viết đề cập rằng một giáo sư thuộc Đại học Hạ Môn đã trích dẫn lời các đồng nghiệp khác tại Học viện Quân sự TQ - những người có thái đội diều hâu, cho rằng cần phải dạy cho các nước láng giềng của Trung Quốc "một bài học" về việc xâm phạm vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mà Trung Quốc tuyên bố là thuộc lãnh thổ của họ tại Hội nghị tại Manila vào tuần trước.Shen Hong-Fang, giáo sư và nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn đã có bài phát biểu nói tới "sự bùng nổ mới" của Trung Quốc trong các vấn đề liên quan tới chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông tại hội nghị kéo dài hai ngày hồi tuần trước ở Manila (Philippines).
"Có một số gợi ý cho rằng đây là thời điểm thích hợp để áp dụng các biện pháp cần thiết để dạy cho một số nước khác một bài học" - tờ The Manila Times (Philippiens) trích dẫn lời bà Shen - nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á phát biểu tại Manila cách đây không lâu.
Bà Shen còn cho rằng, có nhiều người nghĩ rằng phương thức trên là chính đáng "đối với Trung Quốc để khởi động một cuộc chiến tranh chống lại những kẻ xâm lược".
Philippines, Việt Nam và Malaysia đã tuyên bố chủ quyền trên một số của 160 hòn đảo tạo thành quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Cả 3 quốc gia trên cùng với Indonesia đã nộp đơn lên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc để chứng minh quyền chủ quyền và quyền tài phán không thể chối cãi được của mình với các hòn đảo trên, đồng thời phản đối chính sách "đường lưỡi bò" hay "đường chín đoạn" của Trung Quốc.
Khi các học giả khác tham gia hội nghị hỏi vai trò của Học viện quân sự Trung Quốc trong quyết định của các lãnh đạo nước này về quan điểm trên Biển Đông, bà Shen nói trả lời rằng: đó là "một nhóm có ảnh hưởng rất lớn".
Học viện Quân sự Trung Quốc, chính thức được gọi là Học viện Khoa học Quân sự (AMS), là viện nghiên cứu cấp cao nhất và đồng thời là trung tâm khoa học quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đóng vai trò là một lực lượng chính trong chính phủ.
Một nhà ngoại giao Philippines đề nghị được giấu tên nói với tờ Manila Times rằng, bà Shen sẽ không đọc bản báo cáo với lời lẽ mạnh bạo như vậy nếu không có sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc.
Bởi trong bản báo cáo của mình trước Hội nghị, bà Shen đã khẳng định lại lời tuyên bố trước đó của các quan chức Trung Quốc rằng, Biển Đông là một "lợi ích cốt lõi" đối với Trung Quốc giống như Tây Tạng và Đài Loan.
Bà Shen còn trích lời các giáo sư của Học viện Quân sự Trung Quốc bày tỏ quan điểm muốn Chính phủ nước này dùng các biện pháp cứng rắn để giải quyết vấn đề Biển Đông.
Bà Shen trích dẫn lời đại tá quân đội, giáo sư tại Đại học Quốc phòng của PLA (NDU) tên là Han Xudong, nói : "sức mạnh toàn diện của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng quân sự, vẫn chưa đủ để bảo vệ tất cả các lợi ích quốc gia cốt lõi" và bày tỏ lo ngại cho rằng Trung Quốc sẽ làm gì khi "sức mạnh quân sự không còn bảo vệ được lợi ích quốc gia".
Còn lời của một giáo sư khác thuộc NDU là Zhang Zhongzhao được bà Shen trích dẫn ra tại Hội nghị cho rằng: "đây là thời điểm tốt nhất để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ" và cho rằng "các cuộc đàm phán ngoại giao không thể giải quyết được vấn đề".
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông bằng
chính sách đường lưỡi bỏ của mình. Bà Shen còn mô tả Zhang là "một nhà lý luận quân sự nổi tiếng" và tiếp tục trích dẫn lời ông nói rằng để bảo vệ chủ quyền quốc gia, Trung Quốc cần phải có "can đảm dùng kiếm nếu nó thực sự cần thiết".
Vẫn tiếp tục với giọng điệu trên, bà Shen nói rằng: Chính phủ Trung Quốc đã chịu rất nhiều áp lực mới có thể đứng vững trên Biển Đông và rằng "nếu Trung Quốc bị mất lãnh thổ vì các nước khác, danh dự quốc gia sẽ bị tổn hại và nhân dân và quân đội (Trung Quốc) sẽ phải đặt câu hỏi về tính hợp pháp của chính phủ của họ".
Nguyễn Hường (Theo Manila Times)