Tuti
Tổng số bài gửi : 1217 Hoạt Động : 1721 Join date : 08/11/2009 Đến từ : Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai.
| Tiêu đề: VỤ TIÊN LÃNG: CẢ BA ĐỀU MẤT! Sun Apr 14, 2013 8:09 am | |
| Wegreen Vietnam- Blog TL “There are only two means by which men can deal with one another: guns or logic. Force or persuasion. Those who know that they cannot win by means of logic, have always resorted to guns” (Ayn Rand). Nôm na ý của Ayn Rand có nghĩa là: “Có 2 cách để người ta thuyết phục người khác: súng hoặc logic. Bạo lực hay thuyết phục. Những người biết rằng họ không thể thắng bằng cách thuyết phục thì luôn luôn dùng bạo lực”. Bản án của tòa án Hải Phòng đã nói rõ điều này, những người biết rằng họ không thể thuyết phục người khác bằng logic và thuyết phục, họ đã dùng bạo lực! Bản án tù nhiều năm đã nói lên điều đó.
Cá nhân tôi, không đề cập tính đúng sai về khía cạnh pháp luật đối với bản án vừa qua, vì đúng sai có lẽ tất cả mọi người đều nhận thức rõ, có thể có lý lẽ riêng cũng như cách ngụy biện riêng cho mình về vấn đề này. Tuy nhiên dù lý lẽ ra sao và các bạn có ngụy biện như thế nào đi chăng nữa để phản đối hay bảo vệ thì bản án không nằm ngoài 2 chữ “thất bại”.
Bản án ngày 5/4 vừa qua cho thấy là một bản án thất bại nặng nề, không được lòng dư luận, nếu không muốn nói nó lại một lần làm thất vọng nặng nề trong dư luận! Bản án phi công lý BỞI BẢN ÁN KHÔNG ĐEM LẠI CÔNG LÝ VÀ ĐẠI DIỆN CÔNG LÝ.
1. Bên thất bại thứ nhất là CHÍNH QUYỀN:
Qua vụ án này cho thấy chính quyền mất hẳn niềm tin vào công lý của người dân, niềm tin chút ít của người dân còn sót lại. Họ đã đánh cược vào phiên tòa lần này, nhưng phiên tòa kết thúc đã chấm dứt tất cả, đánh mất đi niềm tin, niềm hy vọng trong lòng dân chúng. Cái còn lại là sự tràn trề bất mãn, mất niềm tin, bất mãn trước công lý. Những vị thẩm phán phiên tòa kia họ đã không chọn cách để lại tiếng thơm trong lòng dân trong lòng hậu thế như vụ án đồng Nọc Nạn năm xưa, mà chọn án tích bia miệng trong lòng hậu thế và người đời.
Một lần nữa, chính chính quyền đã đẩy nhân dân về phía phải đối lập với mình, đẩy nhân dân về phía bên kia chiến tuyến, đẩy họ về phía phải nghi ngờ về cái gọi là “công lý” ở nơi này.
2. Bên mất mát thứ 2 là ĐẠI GIA ĐÌNH ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN:
Không hiểu sao tôi lại nhớ lại “đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan, Mẹ Đốp bị mất trộm, tìm đến cửa quan, tìm đến công lý thì tại đây, lại một lần nữa bị công lý “cướp”. Anh Vươn cũng vậy, anh bị những kẻ nhân danh cho công lý, đại diện cho công lý phá tan tành cơ ngợi sự nghiệp, cái mà anh bỏ gần như cả đời và tính mạng đứa con gái 8 tuổi của mình để gầy dựng nên. Đến Thủ tướng Chính phủ cũng đã thừa nhận cưỡng chế là sai luật, vậy mà giờ đây, khi tìm đến công lý, cứ tưởng phiên tòa sẽ đem lại công lý, công bằng cho đại gia đình anh thì một lần nữa, anh và gia đình lại bị cướp, cướp đi sự tự do bằng nhiều năm tù giam, một bản án khá nặng nề.
3. Bên thứ ba mất mát chính là cái XÃ HỘI này ĐẤT NƯỚC này:
- Cá thể gia đình anh, con anh, vợ anh, người thân của anh cần người cha người chồng, người lao động! Đồng ruộng cần anh, xã hội này cần anh – một người anh hùng lao động trong thời bình - người biết làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của mình. Nói như nhà báo Osin HuyDuc: “Đồng ruộng cần anh chứ không phải nhà tù cần anh”.
- Cái xã hội này mất là mất đi niềm tin vào công lý, bởi lẽ không thể nhân danh công lý để chà đạp lên công lý.
Những gì tôi nói ở đây không gợi mở quá nhiều điều, vì bản thân nó đã chứa đựng những giá trị phản ánh khiến cả xã hội phải rùng mình. Nhưng điều chúng ta đang được chứng kiến dường như chẳng mảy may gì đến một bộ phận đại diện cho công lý. Quả bom Đoàn Văn Vươn rồi sẽ đi qua. Nỗi đau Văn Giang rồi cũng sẽ yên bình thôi, bởi người ta quên đi lỗi lầm của mình nhanh lắm. Đặc biệt những người phạm lỗi là nhóm có “tri thức”, có “học thức” và “đạo đức” như những người đại diện cho công lý. Tất cả rồi như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Báo chí rồi cũng được Ban Tuyên giáo “định hướng lại dư luận” cho đúng, cho hợp. Họ lại hả hê trước những gì họ làm, họ lại tiếp tục mong muốn cống hiến “sức tàn, lực kiệt” cho cái đất nước nhỏ bé, mỏng manh này. Nhưng họ quên mất rằng, sau những hồi kết như thế, có một cơn sóng ngầm dữ dội đang âm ỷ vỗ, đang âm thầm ghèo thét dữ dội trong lòng những con người yêu nước. | |
|