Ông Dương Trung Quốc:"Dự án" sát hại Chùa Trăm gianBài đăng trên Phụ nữ Today Thứ Sáu, 07/09/2012, 06:30 [GMT+7](Đời sống) - "Với nguồn tài chính “xã hội hoá” thì “nhà hảo tâm” dễ gây sức ép để được làm “trọn gói” cho có hiệu quả kinh tế cũng như quảng bá trong phần lạc khoản biểu dương người hưng công đóng góp.
Cũng cần nói thêm rằng, trong tư duy của một số thành phần có liên quan luôn nhìn nhận việc trùng tu là một “dự án” kinh tế nên luôn chọn phương án nào phù hợp nhất với lợi ích cục bộ của mình hay của “nhóm lợi ích” của mình. Tiêu cực là ở đấy. Nó dẫn đến sự vô hiệu hoá của hệ thống quản lý vốn đã rườm rà của chúng ta liên quan đến bảo tồn và trùng tu di tích".PV: -
Mới đây, nhiều hạng mục chùa Trăm Gian - một di tích quốc gia đặc biệt quý hiếm, là niềm tự hào của đất Chương Mỹ đã bị "hạ sát" và thay bằng một công trình mới hoàn toàn. Là một nhà sử học, ông nghĩ gì trước hành động đó?Ông Dương Trung Quốc: - Sự việc ở chùa Trăm gian
không có gì là mới, hiện tượng tương tự đã từng xẩy với nhiều di tích rồi. Chỉ có điều, lần này nó xâm hại đến một di tích lịch sử quốc gia nhiều người biết tới, lại ở ngay Hà Nội (mở rộng), tựa như vụ trùng tu Thành cổ Sơn Tây hay Đền Và...
Những sự việc này đều liên quan đến công tác quản lý lỏng lẻo, trùng tu tuỳ tiện, vi phạm cả luật pháp và nghiệp vụ bảo tồn di sản.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Liên quan đến công tác quản lý, có nguyên nhân quan liêu, kém sâu sát của cấp trên (của Bộ và tỉnh), có sự buông lỏng (thậm chí tiêu cực) ở cấp cơ sở và sự tuỳ tiện của những người trực tiếp quản lý và sử dụng.
Hình ảnh Chùa Trăm gian bị "hạ sát" Cần xác định rằng, đình chùa hay các di tích (trừ các di tích của gia đình, dòng tộc) đều là tài sản của nhân dân, mà với các di tích đã được nhà nước công nhận thì trách nhiệm định đoạt thuộc về nhà nước.
Các thành viên trong các ban quản lý di tích, các tổ chức của tín đồ và vị sư trụ trì chỉ là người thực thi quyền sử dụng và thực thi các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng mà thôi.
Cần lưu ý rằng, đặc điểm của các di tích này phần lớn đều là các di tích “sống” không phải là “phế tích”. Các di tích vẫn đang phát huy chức năng của nó và phải đáp ứng nhu cầu của người dân đến hành lễ hay thăm viếng. Do vậy cần xác định rõ quyền hạn, quyền định đoạt trong đó có việc sửa chữa, trùng tu đối với di tích.
Ví như trong vụ việc ở Chùa Trăm Gian,
việc nhà sư đứng ra nhận trách nhiệm là không đúng, vì sư trụ trì không có quyền hạn định đoạt, nhất là với một di tích quốc gia.Cơ quan quản lý nhà nước cần có sự nhất trí về nhận thức này với tổ chức Phật giáo để các vị sư được phân công đến trụ trì các ngôi chùa, nhất là những di tích có giá trị, phải quán triệt điều đó và cũng để tránh phải chịu trận
đứng ra nhận lấy trách nhiệm về những cái không thuộc về trách nhiệm của mình. Nguyên nhân thứ hai bắt nguồn từ đặc điểm phổ biến của di tích ở nước ta như các kiến trúc đình, đền, chùa chiền... thường là kết cấu gỗ.
Việc trùng tu kết cấu gỗ rất phức tạp thường phải hạ giải gần như toàn bộ thì mới sửa chữa hay thay thế một số thành phần. Đã hạ giải phần gỗ thì thế nào cũng phải đụng chạm thậm chí phá huỷ hoàn toàn phần nề (nõa) như bờ nóc, vách, tường bao v.v... nên nó dễ gây ảo giác “làm mới”.
Đặc điểm của các bộ phận gỗ không đồng nhất về chất lượng như bê tông nên sự biến dạng hư hỏng cũng không đồng đều. Một bài toán kinh tế rất khó giải: nếu tuân theo một cách thật nghiêm quy định của luật di sản và định lượng của công tác bảo tồn (ví như, nếu chỉ thay những thành phần đã hư hỏng đến tỉ lệ nào đó) thì một thời gian ngắn sau lại phải thay tiếp những cái chưa thay những đã đủ yêu cầu phải thay với quy trình lại hạ giải toàn bộ kiến trúc...).
Với nguồn tài chính “xã hội hoá” thì
“nhà hảo tâm” dễ gây sức ép để được làm “trọn gói” cho có hiệu quả kinh tế cũng như quảng bá trong phần lạc khoản biểu dương người hưng công đóng góp.
Cũng cần nói thêm rằng, trong tư duy của một số thành phần có liên quan luôn nhìn nhận việc
trùng tu là một “dự án” kinh tế nên luôn chọn phương án nào phù hợp nhất với lợi ích cục bộ của mình hay của “nhóm lợi ích” của mình.
Tiêu cực là ở đấy. Nó dẫn đến sự vô hiệu hoá của hệ thống quản lý vốn đã rườm rà của chúng ta liên quan đến bảo tồn và trùng tu di tích.
Chính 2 nguyên nhân trên dẫn đến những gì đã diễn ra tại Chùa Trăm Gian. Cần có những giải pháp để khắc phục 2 nguyên nhân này mới hạn chế việc tái diễn vụ việc tương tự.
PV: -
Ngược lại với nỗi đau một di tích cổ bị phá, những người chịu trách nhiệm trong dự án "trùng tu" này đã hồ hởi khoe với báo chí: “Đập ra thấy nhiều cái còn mới lắm, nhưng có điều kiện thì chúng tôi thay mới toàn bộ luôn, không giữ lại một chi tiết cũ nào hết”…Ông Dương Trung Quốc: - Nhận xét của bạn chính là một bằng chứng về những điều tôi đã phân tích ở trên. Sai lầm lớn nhất là người phát biểu
không có kiến thức về nghiệp vụ trùng tu, không hiểu luật pháp và không ý thức được quyền hạn của mình đối với di tích. Cần cách ly người đó khỏi những gì liên quan đến các di tích và đương nhiên phải quy kết trách nhiệm đối với những tổn hại do việc làm sai của họ. Hơn thế nữa, vấn đề cần nói là chúng ta có cả một hệ thống các cơ quan quản lý.
Người dân thường quá hiểu rằng chỉ cần sửa chữa ngôi nhà thuộc sở hữu của mình đã bị đủ loại cơ chế nhòm ngó, xử lý. Do vậy có thể nói rằng sự thờ ơ, bỏ qua của các cá nhân, cơ quan có trách nhiệm không chỉ là sự quan liêu mà không loại trừ tiêu cực.
PV:
Vậy theo ông tiếp theo đây chúng ta sẽ phải làm gì?Ông Dương Trung Quốc: - Với vụ việc liên quan trực tiếp đến Chùa Trăm Gian thì tôi chắc các cơ quan cấp trên đã và sẽ có những chủ trương cụ thể mà trước hết phải nêu rõ trách nhiệm của ai để xử lý và khắc phục theo hướng cố gắng “tận dụng” những thành phần gốc trả lại cho di tích một cách hợp lý và khả thi.
Nói cho đúng thì vẫn là một giải pháp tình huống mà thôi.
Sự tổn hại là không thể bù đắp được. Nhưng quan trọng hơn là các cơ quan quản lý nhà nước phải tìm giải pháp khắc phục cơ bản hai nguyên nhân đã phân tích ở trên.
Nhiều kinh nghiệm tốt của các nước và ngay ở trong nước cũng đã có, cần được tổng kết để xây dựng thành quy chế và giám sát quy chế đó.
Riêng tôi đánh giá
vai trò rất quan trọng của các vị trụ trì (sư hay ông từ, bà đền). Họ sát với di tích, với nguyện vọng của dân, có uy tín trong cộng đồng nếu họ nghiêm túc thực hiện đúng chức trách, tôn trọng chính quyền và minh bạch đối với các khoản công đức thì các di tích sẽ “phát sáng” và ...ngược lại.
Kinh nghiệm ở một số nước, tôi thấy họ đặt lên hàng đầu
tính minh bạch. Ví như, thấy di tích cần trùng tu, dựa trên những khảo sát nghiêm túc họ tổ chức trưng bày ngay tại chỗ giá trị của di tích, tình trạng hư hỏng cần sửa chữa, các giải pháp để sửa chữa, các nguồn lực cần huy động.
Việc trưng bày đó sẽ thu hút sự chú ý của dư luận, sự đóng góp ý kiến của những người hiểu biết, sự ủng hộ của các cơ quan quản lý và có thể cả sự tài trợ của xã hội.. Tất cả tạo nên sự đồng thuận cao.
Và một điều cuối cùng tôi muốn nói đến là ngành truyền thông đã vào cuộc thì phải biết chia sẻ với anh em trong ngành trùng tu.
Nhà báo cũng rất cần có những hiểu biết chuyên môn khi viết về công tác trùng tu, tránh cảm tính, quy chụp và chỉ để tạo “hot” cho tờ báo của mình
Giờ đây, nếu các bạn trở lại với thành nhà Mạc ở Tuyên Quang, màu thời gian đã phủ lên di tích, chắc sẽ không còn cảm giác “cái lò gạch” như một thời đã làm nóng dư luận như hồi mới trùng tu.
PV: -
Sự việc bị phanh phui khiến dư luận và đặc biệt là các nhà văn hóa, những người làm trong lĩnh vực di sản bàng hoàng. Câu hỏi đặt ra lúc này là nhanh chóng xác định trách nhiệm thuộc về ai? Xử lý thế nào? Và làm sao để Chùa Trăm Gian bị tổn thất ít nhất thì Thanh tra của Bộ VHTTDL lại phát biểu rằng: "Lắp lại chùa Trăm gian là xong". Thưa ông, liệu điều này có thực sự đơn giản?Ông Dương Trung Quốc: - Tôi xin miễn được bình luận vì chưa được nghe trực tiếp lời nói của vị thanh tra nào đó như bạn nêu. Nhưng
nếu đó là sự thật thì thật đáng tiếc đến khó tin. Cần nhận thức được rằng công tác bảo tồn sẽ ngày một khó, một phần vì những áp lực xâm hại di tích ngày càng lớn và áp lực của dư luận quan tâm đến di tích cũng ngày càng lớn.
Do vậy, các cơ quan quản lý, các cơ sở hành nghề, các cơ quan thanh tra càng cần đề cao trách nhiệm, nâng cao nghiệp vụ và thước đo quan trọng nhất là... luật pháp với sự hỗ trợ của dư luận tích cực.
- Xin cám ơn ông!Huyền Biển (Thực hiện)