Trung Quốc sẽ phải tìm cách thỏa hiệp về "đường 9 đoạn"Bài đăng trên Tuần VietNamNet 10/8/2012 06:00Tác giả:
Đình Ngân theo
Project-SyndicateSẽ ngây thơ hay ngốc ngếch nếu giới lãnh đạo Trung Quốc đặt cược khả năng trỗi dậy thành cường quốc toàn cầu một cách hòa bình và lặng yên của mình. Đến một lúc nào đó Mỹ sẽ tỉnh dậy từ giấc ngủ địa chính trị; và thực tế đã có dấu hiệu nước Mỹ đang mở dần con mắt.Năm 2016, tỷ trọng trong nền kinh tế toàn cầu của Trung Quốc sẽ lớn hơn của Mỹ nếu tính theo ngang giá sức mua. Đó quả là một quá trình phát triển ngoạn mục; năm 1980, Mỹ chiếm 25% sản lượng sản xuất thế giới, trong khi tỷ trọng của Trung Quốc chỉ chiếm 2%. Tuy nhiên, sau 30 năm ứng xử khôn khéo về địa chính trị, Trung Quốc dường như đang sắp
đánh mất sự khôn khéo ấy đúng vào thời điểm cần đến nhất.
Sẽ ngây thơ hay ngốc ngếch nếu giới lãnh đạo Trung Quốc đặt cược khả năng trỗi dậy thành cường quốc toàn cầu một cách hòa bình và lặng yên của mình. Đến một lúc nào đó Mỹ sẽ tỉnh dậy từ giấc ngủ địa chính trị; và thực tế đã có dấu hiệu
nước Mỹ đang mở dần con mắt.
Nhưng Trung Quốc đã bắt đầu phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Sau khi
Nhật Bản nhún nhịn trước áp lực của Trung Quốc và trao trả tự do cho một tàu cá Trung Quốc bị bắt hồi tháng 9/2010, Trung Quốc lại lên nước và yêu cầu một lời xin lỗi chính thức từ phía Nhật Bản, một động thái gây khó chấp nhận cho phía chính phủ Nhật.
Tương tự, khi đạn pháo Triều Tiên làm chết các dân thường
Hàn Quốc hồi tháng 11/2010, Trung Quốc giữ thái độ khá im lặng. Sau những cân nhắc kỹ lưỡng, Hàn Quốc đã quyết định cử đại sứ tham dự lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc đang bị giam giữ Lưu Hiểu Ba hồi tháng 12/2010.
Trung Quốc cũng khiến phía
Ấn Độ "chạnh lòng" khi tự ý từ chối thị thực của một số quan chức cấp cao Ấn Độ. Thủ tướng Trung Quốc sau đó đã phải cố gắng xoa dịu tình hình trong cuộc gặp với thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, nhưng những sự khiêu khích như vậy đã để lại những sự mất tin tưởng đối với phía Ấn Độ.
Ảnh minh họa Nhưng tất cả những sai lầm đó cũng chưa đáng kể so với những gì Trung Quốc đã làm với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hồi tháng 7. Lần đầu tiên trong 45 năm tồn tại, Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN (AMM) không thể thống nhất về bản thông cáo chung, với lý do bên ngoài được đưa ra là vì nước chủ tịch ASEAN hiện nay, Campuchia, không muốn bản thông cáo nhắc đến các tranh chấp song phương về Biển Đông. Nhưng cả thế giới, trong đó có đa số các nước ASEAN, đều hiểu lập trường của Campuchia là kết quả của áp lực rất lớn từ phía Trung Quốc.
Nhưng chiến thắng của Trung Quốc hóa ra đạt được
với cái giá quá đắt. Trung Quốc chiến thắng trong cuộc chiến "thông cáo chung", nhưng lại để mất 20 năm gây dựng thiện chí, kết quả của những nỗ lực như hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, ký kết tháng 11/2002. Quan trọng hơn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây từng tính toán rằng một ASEAN mạnh và đoàn kết là tấm đệm chắn giá trị chống lại mọi chiến lược kiềm chế của Mỹ. Còn nay, với việc toan chia rẽ ASEAN, Trung Quốc đã giúp Mỹ có cơ hội địa chính trị không thể tốt hơn để tiếp cận khu vực. Nếu như Đặng Tiểu Bình sống lại, chắc
ông ấy sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng.
Có thể không công bằng nếu đổ lỗi cho thất bại của ASEAN là do lỗi của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Có thể nhiều quan chức cấp dưới muốn thể hiện quan điểm cứng rắn với Biển Đông, nhưng chắc hẳn không nhà lãnh đạo Trung Quốc nào, nếu được lựa chọn, sẽ muốn đánh hỏng thông cáo chung AMM. Nhưng thực tế rằng nó đã xảy ra và chứng tỏ một kết quả tai hại của xuất phát từ quá trình ra quyết sách yếu kém gần đây của Trung Quốc.
"Đường 9 đoạn" mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông có thể sẽ chính là cái gông cùm lớn mang tên địa chính trị đeo vào cổ Trung Quốc. Việc Trung Quốc gửi công hàm, trong đó kèm bản đồ "đường 9 đoạn" lên Liên Hợp Quốc (LHQ) nhằm phản đối việc Việt Nam cùng Malaysia gửi tới LHQ báo cáo về ranh giới thềm lục địa hồi tháng 5/2009, là một hành động thiếu khôn ngoan. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc gửi kèm tấm bản đồ này trong một văn thư chính thức gửi cho LHQ và gây những những quan ngại to lớn trong một số nước thành viên ASEAN.
Cơ hội địa chính trị liên quan đến tấm bản đồ đã không bị Mỹ đánh mất, đó là lý do tại sao Mỹ, dù có phần khác thường, đã tiến hành một nỗ lực khác nhằm thông qua Công ước Luật Biển. Sau khi đệ trình đường đứt khúc 9 đoạn lên LHQ, Trung Quốc lâm vào tình thế không thể thắng vì khó có thể biện hộ cho tấm bản đồ này theo luật quốc tế. Nhà sử học nổi tiếng Vương Canh Vũ (Wang Gungwu) đã chỉ ra rằng "
những tấm bản đồ đầu tiên đòi chủ quyền Biển Đông là của người Nhật và sau đó được Trung Hoa Dân quốc thừa hưởng".
Về mặt đối nội, "đường 9 đoạn" có thể gây rắc rối cho chính phủ Trung Quốc khi nó đem lại cho những người chỉ trích một thứ vũ khí lợi hại".
Bất kỳ dấu hiệu thỏa hiệp nào sẽ đặt các chính khách đương quyền vào thế nguy hiểm. Nói cách khác, một vài mỏm đá ở Biển Đông đã khiến cho Trung Quốc hết sức chênh vênh.
Trung Quốc chắc chắn sẽ phải tìm cách thỏa hiệp về "đường 9 đoạn". Mà thực tế, Trung Quốc đã đang bắt đầu ngấm ngầm thỏa hiệp. Mặc dù "đường 9 đoạn" này bao gồm cả vùng biển Đông Bắc của quần đảo Natuna thuộc Indonesia, Bắc Kinh vẫn
khẳng định riêng với Jakarta rằng Trung Quốc không đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Natuna hay vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Những đảm bảo riêng tư này đã xoa dịu mối quan hệ với Indonesia. Vậy Tại sao Trung Quốc lại không có những thương lượng tương tự với các nước thành viên ASEAN khác?
Di sản để lại của hai nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình có khác nhau, nhưng cả hai vị này đều có chung một điểm là
sẵn sàng nhượng bộ về lãnh thổ để giải quyết tranh chấp biên giới. Điều này giải thích vì sao Trung Quốc khá rộng rãi với Nga trong việc xác định biên giới.
Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình làm được điều này vì cả hai đem lại cho Trung Quốc một sự lãnh đạo mạnh mẽ. Thách thức hiện nay đối với thế giới là ban lãnh đạo Trung Quốc đã trở nên "năm phe, bảy phái": không một nhà lãnh đạo nào đủ mạnh để có thể đơn phương nhượng bộ một cách khôn ngoan.Không có gì sẽ xảy ra ở Trung Quốc cho đến khi hoàn tất quá trình chuyển giao lãnh đạo vào tháng 11. Chính quyền mới của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ cần một thời gian để củng cố. Tuy nhiên,
Mỹ đang thức tỉnh. Và thế giới cũng sẽ thức tỉnh vào năm 2016. Câu hỏi lớn sau đó sẽ là: Liệu Trung Quốc có khôn khéo về địa chính trị trên cương vị cường quốc số 1 thế giới như khi còn ở cương vị số hai?
(Những chữ màu đỏ do tôi nhấn mạnh - TK)