Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Trung Quốc đầu tư vào Đông Nam Á: Những hệ luỵ về kinh tế - xã hội

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Trung Quốc đầu tư vào Đông Nam Á: Những hệ luỵ về kinh tế - xã hội Empty
Bài gửiTiêu đề: Trung Quốc đầu tư vào Đông Nam Á: Những hệ luỵ về kinh tế - xã hội   Trung Quốc đầu tư vào Đông Nam Á: Những hệ luỵ về kinh tế - xã hội EmptySat Jul 02, 2011 10:20 pm

Trung Quốc đầu tư vào Đông Nam Á: Những hệ luỵ về kinh tế - xã hội

SGTT.VN - Trong thời suy thoái kinh tế toàn cầu, đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất tại Đông Nam Á vẫn tăng 214 triệu USD trong năm ngoái, theo số liệu của Bloomberg. Trung Quốc lần lượt trở thành đối tác thương mại lớn nhất của mỗi quốc gia trong khu vực.

Trung Quốc đầu tư vào Đông Nam Á: Những hệ luỵ về kinh tế - xã hội ImageHandler

Một làng sản xuất thảo dược truyền thống của người dân Myanmar có nguy cơ biến mất
vì Trung Quốc xây đập Myitsone. Ảnh: Asia Sentinal

Đầu tư của Trung Quốc tại các nước Đông Nam Á tập trung vào các lĩnh vực: dịch vụ cho thuê và thương mại, khai thác mỏ, bán sỉ và bán lẻ, sản xuất và vận tải. Năm lĩnh vực này chiếm 90% tổng đầu tư, tăng gần 5% so với cách đây năm năm.

Đằng sau đầu tư của Trung Quốc là những hệ luỵ về môi trường, nền kinh tế ngày càng bị phụ thuộc. “Đông Nam Á đang dần trở thành sân sau của Trung Quốc”, James Castle, người sáng lập công ty tư vấn Castle Asia cảnh báo. Do vậy, các quốc gia Đông Nam Á đang đau đầu với bài toán tìm thế cân bằng giữa ảnh hưởng của Trung Quốc và các quốc gia khác.

Hệ luỵ kinh tế – xã hội

Theo giáo sư kinh tế Zuo Liancun, đại học Quảng Đông, trong mối giao thương với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á bị đặt trong tình thế phải bán nhiều sản phẩm nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Về phía Trung Quốc đương nhiên sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc xuất hàng điện tử, thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ sành sứ...

Chọn đầu tư các đồn điền cao su và dự án đường sắt cần nhiều lao động, Trung Quốc hợp thức hoá việc di dân người Hoa đến các nước Đông Nam Á. Làn sóng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc khiến hàng vạn hộ dân ở nông thôn và lưu vực sông Mekong phải di cư.

Trong khu vực, Lào trở thành nguồn cung gỗ, bột giấy hấp dẫn cho các công ty ở Trung Quốc. Các công ty lâm nghiệp Trung Quốc như Oji Paper, Stora-Enso đầu tư khai thác rừng tại Nam Lào có thể đạt doanh thu hơn 12 – 13 tỉ USD/năm, gấp đôi tổng sản phẩm quốc dân của Lào.

Tại Campuchia, các công ty Trung Quốc đã giành quyền khai thác mỏ và nông nghiệp trong tỉnh Mondulkiri. Họ rào kín khu vực khai thác mỏ vàng và đồn điền cây gai dầu, giống như “một khu tự trị của người Hoa trong một quốc gia”, theo lời bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng.

Bên cạnh đó, Trung Quốc từng bước độc chiếm cơ sở hạ tầng tại Campuchia với các dự án tổng trị giá khoảng 1,6 tỉ USD. Trung Quốc đang xúc tiến dự án xây dựng đường sắt Trung Quốc – Đông Á trị giá 600 triệu USD.

Tại Lào và Campuchia, nghề đánh bắt cá là một nguồn lương thực trọng yếu với người dân địa phương. Từ khi Trung Quốc đầu tư các dự án thuỷ điện, an ninh lương thực trở thành vấn đề nóng. 12 trong tổng số 23 dự án xây đập trên sông Mekong có vốn đầu tư của Trung Quốc.

Còn tại Indonesia, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào nước này tập trung vào khai thác than đá và dầu cọ. Tuy vậy, ông Fawzi Ichsan, chuyên viên thuộc ngân hàng Standard Chartered tại Jakarta, quan ngại về bản chất của đầu tư Trung Quốc tại Indonesia. “Công nghệ Trung Quốc có giá rẻ, nhưng nó có thân thiện môi trường? Nhiều dự án ghi rõ điều khoản sử dụng lực lượng lao động đến Trung Quốc, tạo mối nguy về an ninh cho Indonesia”, Fawzi nói.

Trong khi đó, người dân Myanmar dở cười dở khóc khi nói rằng các bang miền Bắc của họ có như một tỉnh của Trung Quốc. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, ít nhất một đến hai triệu công dân Trung Quốc đã di cư đến miền Bắc Myanmar. Họ mau chóng chiếm lĩnh ngành kinh doanh ngọc bích, đá quý, làm rối loạn thị trường bất động sản. Người Hoa phô trương sự giàu có tại Mandalay và Myitkyina. Họ đi lại trên những chiếc xe sang trọng mang biển số Trung Quốc.

Tìm giải pháp cân bằng

Các nhà phân tích tại Indonesia bày tỏ sự cảnh giác với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Họ muốn tăng cường phát triển công nghệ, hơn là bước gia công tiếp theo của công xưởng Trung Quốc. Doanh nghiệp Indonesia tăng cường tiếp xúc với các nhà đầu tư Mỹ, theo hướng chuyển giao công nghệ, thay vì các đối tác Trung Quốc đã mất uy tín qua các dự án “ăn xổi” về kinh tế, môi trường.

Là nước giàu tài nguyên thiên nhiên và cần đầu tư nước ngoài để cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Indonesia bắt tay với các nhà đầu tư Trung Quốc, nhưng tỏ rõ lập trường không muốn Trung Quốc thống trị về mặt chính trị. Jakarta tin rằng cách tốt nhất để cân bằng đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc là để Mỹ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong khu vực.

Các quan chức Myanmar đang cố gắng giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc, bằng cách thúc đẩy hợp tác kinh tế với Ấn Độ và phương Tây. Nhưng Ấn Độ không mấy nhiệt tình trong quan hệ với Myanmar. Mỹ và Liên minh châu Âu thậm chí đã gia hạn lệnh cấm vận Myanmar. Lệnh cấm vận khiến các dự án như thuỷ điện Myitsone của Myanmar không có cơ hội vay của ngân hàng Thế giới. Điều này khiến cho Myanmar khó thoát khỏi tầm ảnh hưởng của các nhà đầu tư Trung Quốc.

Bá Nha (Asia Sentinal, Bloomberg)
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Trung Quốc đầu tư vào Đông Nam Á: Những hệ luỵ về kinh tế - xã hội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tham vọng biển Đông qua ô kính tàu ngầm Trung Quốc
» Bắc Kinh đề xuất với Đài Bắc cùng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Đông
» Trung Quốc dùng sức mạnh để hỗ trợ cho những đòi hỏi vô lý ở Biển Đông
» Học giả quân sự Trung Quốc: Trung Quốc có quyền dùng vũ lực để thu hồi các đảo tại Biển Đông
» Trung Quốc chớ có hành động đơn phương trên Biển Đông

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Biển Đông dậy sóng !-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất