Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Ấn Độ cần tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Ấn Độ cần tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Ấn Độ cần tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam   Ấn Độ cần tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam EmptySat Jul 23, 2011 2:55 am

Ấn Độ cần tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam

Thứ sáu, 22 Tháng 7 2011 11:14

Trong Bài viết đăng trên tờ “The Asian Age” gần đây, Giáo sư Bharat Karnad làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chính sách (CPR) của Ấn Độ viết về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác an ninh và quân sự với Việt Nam.

Uy lực tinh thần của các quốc gia này đối với các quốc gia khác chỉ có được bằng chiến thắng trong chiến tranh. Coi thường khả năng Mỹ sử dụng đòn tấn công hạt nhân, Trung Quốc đã cho quân đội vượt sông Áp Lục trong tháng 10/1950 và hầu như đã đánh quỵ các lực lượng do Mỹ chỉ huy tại Triều Tiên. Trung Quốc cũng cho Ấn Độ “nếm đòn” trong chiến tranh năm 1972 và trong năm 1969 xung đột quân sự với Liên Xô tại khu vực sông Ussuri.

Ở châu Á còn có Việt Nam, bé nhỏ hơn nhiều, song thực sự có sức mạnh quân sự với các kỷ lục không thể so sánh về các cuộc kháng chiến đánh bại những lực lượng xâm lược và can thiệp. Việt Nam đã khiến Trung Quốc phải đổ máu mỗi lần Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược xuống phía Nam trong 2.000 năm lịch sử. Trong lịch sử hiện đại, Việt Nam đã kết liễu tham vọng đế quốc của thực dân Pháp tại cuộc chiến Điện Biên Phủ, đánh đuổi Mỹ ra khỏi nước này, và năm 1979 thậm chí khi các sư đoàn chủ lực của Việt Nam còn chưa được sử dụng lực lượng dân quân, bộ đội địa phương và dân chúng các làng được vũ trang ở các tỉnh biên giới đã đương đầu hiệu quả với lực lượng xâm lược của Trung Quốc gồm hơn 100.000 quân mà Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh cho họ phải “dạy cho Việt Nam một bài học”, rất giống như Mao Trạch Đông đã phát động “Cuộc phản công tự vệ” chống Ấn Độ năm 1962.

Thế nhưng, chính Trung Quốc đã nhận được bài học đau đớn về một cuộc kháng chiến du kích tự vệ và nếm mùi thất bại mà họ không thể nào quên. Đòn giáng trả mà Trung Quốc nhận được từ Việt Nam cách đây 32 năm thì Ấn Độ chỉ có thể thấy trong giấc mơ. Tương tự vậy, trong cuộc va chạm gần đây ở Biển Đông về quần đảo Trường Sa có tranh chấp, sau khi tàu ngư chính Trung Quốc cát cáp của một tàu thăm dò của Việt Nam, Việt Nam đã phản ứng bằng những lời lẽ mạnh mẽ được hỗ trợ bằng một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Lo ngại tình hình có thể dẫn tới tình trạng bị mất mặt, Trung Quốc đã nhanh chóng yêu cầu đối thoại.

Tuy nhiên, Việt Nam không phải là kẻ tham chiến hung hăng sẵn sàng thách đấu với kẻ hay bắt nạt một cách ngu ngốc. Trong khi chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của mình, Việt Nam lưu tâm tới yếu điểm quân sự của nước này, một trong số đó là vùng sườn duyên hải đối diện với đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc đã hoàn thiện việc xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á cho hạm đội Nam Hải, hạm đội đa năng nhất trong 3 hạm đội của hải quân Trung Quốc. Trong cuộc xung đột năm 1979, Việt Nam phải đương đầu với cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía hải quân Trung Quốc, song Bắc Kinh bị răn đe bởi Liên Xô khi đó đang đối đầu với Trung Quốc đã phái 4 tàu chiến tới Biển Đông. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam đã coi sự có mặt có ý nghĩa của một cường quốc hải quân thân thiện ở ngoài khơi như một sự bảo đảm ngăn chặn mối đe dọa từ hải quân Trung Quốc. Nước Nga ngày nay đã bị suy yếu nhiều nên không đủ khả năng đóng một vai trò như vậy và nước Mỹ thì không đáng tin cậy. Các hy vọng của Hà Nội, bởi vậy được đặt lên Chính phủ Ấn Độ đang tập trung ý chí chiến lược để lấp khoảng trống đó. Một đoàn đại biểu của Hải quân Việt Nam do Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến thăm Ấn Độ mới đây đã thăm dò các biện pháp phát triển sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Khởi đầu, họ tìm kiếm khả năng Ấn Độ huấn luyện cho các thuỷ thủ đoàn đã được Nga huấn luyện trước đây, (song rõ ràng đã không làm hải quân Việt Nam hài lòng) trong việc vận hành tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua từ Nga. Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường phản ứng, lực lượng tàu ngầm mạnh của Việt Nam sẽ là đối trọng có ý nghĩa đối với các tàu chiến Trung Quốc đang biểu dương lực lượng một cách gai mắt ở xung quanh quần đảo Trường Sa.

Điều có ý nghĩa hơn là Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã đề xuất cho hải quân Ấn Độ sử dụng cảng Nha Trang. Nha Trang ở cùng kinh tuyến với căn cứ Tam Á ở đảo Hải Nam , song ở vĩ tuyến khác, cách vài vĩ độ về phía Nam . Một hải đội Ấn Độ hoạt động thường xuyên giữa quần đảo Adaman và Nha Trang, và việc có được căn cứ và các thoả thuận hậu cần ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam sẽ làm tăng sự có mặt gần như liên tục của Ấn Độ tại Biển Đông, báo hiệu ý định và vị thế tương lai của Niu Đêli, điều có thể gây bối rối cho hải quân và các tính toán chiến lược của Trung Quốc và đẩy các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh nhất thời phải lùi bước. Ít nhất, nó cũng sẽ có tác động tương đương như sự có mặt với quy mô đáng kể của cảnh sát vũ trang Trung Quốc tại khu vực Gilgit và Baltistan thuộc vùng Casơmia do Pakixtan chiếm đóng. Và nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Đông vốn đang bị khuấy động bởi hạm đội Mỹ ở khu vực có tranh chấp chủ quyền liên quan tới Việt Nam , Trung Quốc, Philíppin, Malaixia và Brunây.

Tuy nhiên, thói thường vẫn có sự lệch hướng. Ngay cả khi Thủ tướng Manmohan Singh và cố vấn an ninh quốc gia Shiv Shankar Menon được cho là ủng hộ sự có mặt của Ấn Độ tại vùng biển Việt Nam và muốn Ấn Độ trở thành một đối tác chiến lược tin cậy của Việt Nam, cho đến nay Thứ trưởng Quốc phòng Pradeep Kumar vẫn “hãm phanh” tiến trình này. Kích động tính quá thận trọng bẩm sinh của Bộ trưởng Quốc phòng A.K Antony, ông Kumar cho rằng lập trường như vậy sẽ “chọc giận” Trung Quốc một cách không cần thiết và nên tránh điều đó. Đặc điểm khác thường trong chính quyền Ấn Độ là bất chấp ý kiến của Thủ tướng và Cố vấn an ninh quốc gia, giới công chức trong Bộ Quốc phòng vẫn có thể dễ dàng ngăn cản kế hoạch hành động như vậy. Hy vọng rằng ông Kumar sẽ được thay thế bởi nhân vật nào đó để thúc “quả bóng chuyển động”.

Ăn miếng trả miếng là thứ Bắc Kinh đánh giá cao hơn là cách nói “thấy ân hận vì đã không làm gì cả” trong các tuyên bố thường có từ Bộ Ngoại giao và các quan chức dân sự trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ về Trung Quốc. Lẽ ra Chính phủ Ấn Độ phải phản ứng trước việc Trung Quốc trang bị tên lửa hạt nhân cho Pakixtan bằng cách cung cấp cho Việt Nam tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos như tôi từng đề xuất cách đây 15 năm. Việc Chính phủ Ấn Độ đã không làm như vậy, và trên thực tế không dành ưu tiên cao để tăng cường sức mạnh quân sự của Việt Nam bằng mọi cách có thể, là dấu hiệu về sự nhu nhược trong tư duy chiến lược của Ấn Độ. Trong khi đó, Trung Quốc đã sử dụng Pakixtan để kiềm chế và ngăn chặn Ấn Độ ở tiểu lục địa này. Đã tới lúc Ấn Độ cần đáp lại là hợp tác với Việt Nam , nước không lùi bước trước mỗi cuộc chiến, để kiềm chế Bắc Kinh ở các vùng biển gần Trung Quốc. Cùng với các biện pháp khác, hành động trên cơ sở coi Việt Nam là một bộ phận cấu thành tuyến phòng thủ đầu tiên của Ấn Độ sẽ khiến lực lượng chủ yếu của hải quân Trung Quốc bị giam chân tại khu vực phía Đông eo biển Malắcca./.

Ngân Hằng (gt)
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Ấn Độ cần tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thái Lan, Trung Quốc cam kết tăng cường quan hệ quân sự
» Trung Quốc sẽ tăng cường hiện đại hóa quân đội
» Hải quân Malaysia tăng cường giám sát Biển Đông
» Philippines tăng cường quốc phòng
» Trung Quốc tăng cường đào tạo tình báo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Biển Đông dậy sóng !-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất