Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Trung Quốc sẽ dẫm vào vết chân khủng hoảng của Mỹ?

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Trung Quốc sẽ dẫm vào vết chân khủng hoảng của Mỹ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Trung Quốc sẽ dẫm vào vết chân khủng hoảng của Mỹ?   Trung Quốc sẽ dẫm vào vết chân khủng hoảng của Mỹ? EmptyMon Jul 18, 2011 6:50 am

Trung Quốc sẽ dẫm vào vết chân khủng hoảng của Mỹ?

Tác giả: Quốc Dũng (Theo Atimes)

Mỹ đang phải đối mặt với cuộc vật lộn chính trị để giải quyết những thách thức đặt ra. Trung Quốc có thể sẽ gặp phải một vấn đề tương tự trong tương lai không xa. Và cách giải quyết thế nào sẽ ảnh hưởng tới việc Trung Quốc liệu có trở thành quyền lực thế giới mới hay không, hoặc mãi chỉ là vọng tưởng?

Ngày nay gần như không một tờ báo nào chúng ta đọc mà thiếu đi những bài viết về Trung Quốc và tốc độ tăng trưởng khủng khiếp của nước này. Những bài viết hầu hết đều thể hiện sự thất vọng và lo sợ rằng Trung Quốc có thể sẽ vượt qua Mỹ, tất cả đều dự đoán về sức tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, sự thống trị không thể tránh khỏi của quốc gia này trong khu vực, và trở thành đối thủ của Mỹ trong việc giành quyền bá chủ toàn cầu.

Những bài viết này cho rằng người Mỹ nên nhận thức tốt hơn để chấp nhận cái nhìn về tương lai như trên của Trung Quốc là không thể tránh khỏi; sau cùng, những dự thảo tương tự cũng được đưa ra để bào chữa cho thị trường nhà ở Mỹ, giá trị vốn sở hữu bất hợp lý, và mức nợ nần mà nền kinh tế có thể xử lý.

Và hiện tại, cùng với những vấn đề mới được hình thành sau sự sụp đổ của nền kinh tế Mỹ, mọi người cũng bắt đầu có những quan điểm sai lầm đối với tương lai của Trung Quốc.

Một số quan điểm sai lầm được đưa ra từ việc suy xét thận trọng: Việc chỉ trích hệ thống chính trị của Trung Quốc là độc đoán trong một thời gian dài và cho rằng Bắc Kinh đã lợi dụng sự chênh lệch giữa chi phí lao động rẻ để xây dựng nền kinh tế chỉ là 2 trong số những lý do hiển nhiên. Nhưng hầu hết mọi quan điểm hiện nay đều thông qua sự hiểu lầm được hình thành thông qua một so sánh đơn giản và mối tương phản giữa 2 nền kinh tế: Nền kinh tế Trung Quốc hiện đứng vững và phát triển mạnh mẽ trong khi nền kinh tế Mỹ lại ngày càng lung lay.

Trung Quốc sẽ dẫm vào vết chân khủng hoảng của Mỹ? TQ17.7_1310895403
Công nhân Trung Quốc làm việc tại nhà máy của Lenovo tại Thượng Hải (ảnh csmonitor)
Nhưng so sánh như vậy chỉ gây ra sự tổn hại trong mối quan hệ giữa hai đất nước này và những đe dọa xung đột một cách không cần thiết. Trung Quốc không mạnh như người Mỹ lo sợ, cũng không phải có những suy nghĩ chiến lược như nhiều người e ngại. Trong quan điểm đó, Mỹ cũng không yếu như chúng ta nghĩ. Việc cả hai nước tự đánh mất cơ hội của mình đến từ nguyên nhân mối nước chưa có một cái nhìn đủ sâu sắc để có thể mang lại lợi ích cho đôi bên.

Và tất cả những gì Trung Quốc đã làm đều rất tốt, nó đưa nước này thoát khỏi nghèo đói nhanh hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử; đó là khả năng đứng vững trước những rủi ro không thể tránh khỏi của một thế giới luôn thay đổi và của nền kinh tế quốc nội.

Từ lâu, các chuyên gia đã bày tỏ sự nghi ngờ đối với nền kinh tế của Trung Quốc, và hầu hết đều tập trung vào việc sự phát triển kỳ diệu của nền kinh tế này không đi kèm với sự bền vững, mà chỉ xây dựng trên một cơ sở hạ tầng kém chất lượng và sớm muộn gì cũng sụp đổ, rồi chính phủ sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát nó.

Đồng quan điểm này, gần đây tiến sĩ Doom - còn được gọi với cái tên Nouriel Roubini - đã công khai bày tỏ mối lo ngại của mình cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang quá nóng và sắp phải có một sự điều chỉnh đáng kể.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng chớp nhoáng của quốc gia này đã để lại hậu quả một lượng các khoản đầu tư không rõ ràng rải rác trên khắp đất nước mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Phòng triển lãm, các tòa nhà văn phòng, chung cư và tất cả các công trình đang xây dựng khác cho dù nhiều trong số chúng chỉ được sử dụng một phần hay được tận dụng theo cách khác.

Tất cả những thứ này kết hợp lại tạo nên dấu hiệu của việc đầu tư quá mức, cũng giống như nước Mỹ trong khoảng thời gian cuối thế kỷ 19, khi nước này cho xây dựng đường sắt quá nhiều so với nhu cầu thực.

Tại sao nước Mỹ lại làm vậy? Điều này xuất phát từ vốn đầu tư rất rẻ, tương lai có vẻ rất tươi sáng, và bởi sự quyến rũ của tăng trưởng tuyến tính khiến nhiều người nghĩ làm giàu đơn giản chỉ là việc xây dựng thêm nhiều đường sắt hơn nữa. Nước Mỹ đã từng phạm phải sai lầm như vậy, và hiện tại dường như Trung Quốc đang lặp lại một điều tương tự.

Những số liệu của Trung Quốc đưa ra hiện đang có rất nhiều mâu thuẫn. Chẳng hạn, các công ty đầu tư ước tính ở Bắc Kinh, khoảng 30-50% các công trình văn phòng hiện chưa người sử dụng. Thế nhưng đến cuối năm 2010, nghiên cứu của các tổ chức hoạt động ở Bắc Kinh lại cho thấy rằng nguyên nhân khiến họ phải trả tiền thuê văn phòng cao hơn phần lớn là do nguồn cung hạn chế.

Sự khác biệt giữa công trình nào được xây dựng và công trình nào được tận dụng cuối cùng lại chỉ ra một lỗ hổng trong hệ thống kinh tế của Trng Quốc - sự thiếu minh bạch. Thật không may, lỗ hổng này lại tràn ngập khắp đất nước này, cả trong hệ thống văn hóa, chính trị và tài chính.

Sự hình thành một trong số những lỗ hổng này xuất phát từ những khó khăn hoàn toàn dễ hiểu khi nền kinh tế mới nổi này đã giới thiệu thông tin cho thế giới trong khi bản thân chính phủ vẫn đang vướng mắc trong việc xây dựng một hệ thống cho phép tổng hợp và phổ biến thông tin một cách đáng tin cậy.

Tuy nhiên, một số lỗ hổng được hình thành bởi một số nhà chính trị không có hứng thú với việc đầu tư hay các lý do kinh tế của nó.

Khi nhắc tới hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, Bắc Kinh sẽ phải trả lời những câu hỏi về cách thức phân bổ vốn của đất nước, và mối liên hệ giữa các lãnh đạo cao cấp với các doanh nghiệp nhà nước được trao quyền. Trung Quốc, nơi mà những quan hệ chính trị thường được coi trọng hơn một lý do kinh tế hợp lý, sẽ rất khó khăn để ngăn chặn những vấn đề này.

Khủng hoảng này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu: có thể từ hệ thống ngân hàng Trung Quốc với hàng tỉ đô la bị nghi ngờ không được cho vay nhưng vẫn tham gia vào bảng cân đối kế toán của đất nước, hay sự mất kiểm soát lạm phát, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những người có thu nhập trung bình ở Trung Quốc.

Dù là nguyên nhân nào, việc Trung Quốc gặp phải một cuộc khủng hoảng là khó có thể thể tránh khỏi. Do đó, đối với Bắc Kinh, Việc tìm xem đâu là nơi sẽ bắt đầu cuộc khủng hoảng không quan trọng bằng việc đưa ra các chính sách để tránh lặp lại những vấn đề trong quá khứ.

Nhưng sẽ là sai lầm khi cho rằng Trung Quốc không có khả năng hay không muốn thực hiện những điều chỉnh cần thiết để tồn tại và phát triển thịnh vượng. Đầu tiên có thể kể đến xu hướng tăng trưởng lâu dài của Trung Quốc, khi có thể tin tưởng rằng tăng trưởng sẽ tiếp tục và những nhà lãnh đạo đất nước sẽ điều chỉnh chính sách quản lý và thi hành của mình để khuyến khích tranh luận và tự do hóa. Tuy nhiên, việc tiếp tục che dấu những khoản nợ xấu từ bên trong và ngoài hệ thống sẽ khiến đất nước này sẽ phải đối mặt với những vấn đề ngắn hạn nghiêm trọng.

Mỹ và Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những thách thức khác nhau. Trung Quốc vẫn cần nhiều thập kỷ để có một nền kinh tế mạnh mẽ như Mỹ, và những thách thức nước này đang gặp phải chỉ là việc đáp ứng những nhu cầu đơn giản nhất của người dân trong khi nước Mỹ đang đối mặt với thách thức của việc xác định lại và khẳng định vị trí lãnh đạo trong một thế giới đa cực.

Ngăn ngừa xung đột giữa hai quốc gia là việc không đơn giản, và có thể dẫn đến việc hiểu lầm và những bất ổn chính trị kéo dài.

Đối với Trung Quốc, quan điểm sai lầm là cho rằng bất đồng chính kiến là điểm yếu. Lịch sử đã chứng minh rằng bất đồng chính kiến sẽ giúp cộng hưởng xã hội và giúp nó có khả năng chịu đựng và đáp ứng với những vấn đề không thể tránh khỏi mà lịch sử đặt ra, cả trong kinh tế và các lĩnh vực khác.

Đối với Mỹ, đó là những tính toán sai lầm khi đặt Trung Quốc vào vị trí của Liên Xô trước kia như là một kẻ thù về kinh tế và tư tưởng trong trong khi mong muốn lớn nhất của Bắc Kinh hiện tại vẫn chỉ là ổn định trong nước và xây dựng nên kinh tế có khả năng đẩy mức sống của người nông dân lên mức trung bình của thế giới.

Mỹ hiện tại đang phải đối mặt với những cuộc vật lộn chính trị để giải quyết những thách thức đặt ra. Trung Quốc có thể sẽ gặp phải một vấn đề tương tự trong một tương lai không xa. Và cách giải quyết được đưa ra sẽ ảnh hưởng tới việc Trung Quốc có thể trở thành quyền lực thế giới mới hay không, hay mãi chỉ là vọng tưởng.
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Trung Quốc sẽ dẫm vào vết chân khủng hoảng của Mỹ?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trung Quốc có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ như Hy Lạp?
» Ngờ vực về giàn khoan khủng của Trung Quốc
» Nga nổ súng chặn tàu cá Trung Quốc
» Tàu trinh sát Trung Quốc bị chìm ở gần Hoàng Sa?
» Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Biển Đông dậy sóng !-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất