Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông   Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông EmptyMon Jun 27, 2011 6:18 pm

Học giả TQ chính thức công nhận đường lưỡi bò không rõ ràng

Thứ hai, 27 Tháng 6 2011 10:15

(GDVN) - Vừa đặt chân đến sân bay Nội bài lúc 23h ngày 26/6 sau chuyến bay dài gần 20 giờ từ Mỹ về, Giáo sư Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), đã dành cho Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cuộc phỏng vấn nóng ngay tại sân bay, về diễn biến xung quanh hội nghị an ninh biển Đông vừa diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ.

Ngày 20 -21/6, Hội thảo về An ninh biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế(CSIS) của Mỹ tổ chức quy tụ nhiều quan chức, chuyên gia hàng đầu của Mỹ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giáo sư Đặng Đình Quý và 2 cộng sự: Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc DAV và luật gia Nguyễn Duy Chiến, thành viên Trung tâm Nghiên cứu biển Đông, đã tham dự Hội nghị quan trọng này.

Nhiều điều “lần đầu tiên được lên tiếng chính thức”

GS Quý cho biết: Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế của Mỹ mỗi năm tổ chức gần 2000 sự kiện lớn nhỏ. Nhưng năm nay là lần đầu tiên tổ chức hội thảo quốc tế về an ninh hàng hải biển Đông.

Trong 2 ngày 20 và 21/6, hội thảo tập trung vào 4 vấn đề chính: đánh giá quyền lợi và vị trí của các bên tại biển Đông, cập nhật những diễn biến gần đây ở biển Đông, đánh giá hiệu quả của các cơ cấu và cơ chế an ninh biển hiện thời tại biển Đông, đề xuất chính sách tăng cường an ninh trong khu vực.

Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông Gs%20doan%20dinh%20quy

Giáo sư Đặng Đình Quý tại sân bay Nội Bài tối 26/6

Điểm đáng chú ý là, hội thảo diễn ra trước Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trong tháng 7 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 10 và trong bối cảnh có mối quan tâm lớn về an ninh trên biển Đông. Trước diễn biến gần đây, Hội thảo đã mời được những nghiên cứu viên hàng đầu trên thế giới về biển Đông.

PV: Giáo sư đánh giá gì về hiệu quả thiết thực của cuộc hội thảo trong vấn đề biển Đông hiện nay?

GS Đặng Đình Quý: Hội thảo này như một tấm gương về chính sách, nếu anh làm đúng, làm tốt, tuân thủ luật pháp quốc tế thì được học giả quốc tế khen trước dư luận thế giới. Còn nếu anh làm không tốt, trái luật pháp quốc tế thì bị lên án, phê phán dưới góc độ khoa học, đặt nghi vấn về động cơ chính sách…

Do được tổ chức trong thời điểm đặc biệt này nên các học giả kiến nghị rất nhiều giải pháp đến các nước liên quan dù lớn, dù nhỏ, các nước trong và ngoài ASEAN. Điểm đặc biệt đáng chú ý của hội thảo là những đánh giá lần đầu tiên được chính các học giả Trung Quốc lên tiếng và tiếng nói mạnh mẽ từ những chính trị gia cấp cao của Hoa Kỳ tại cuộc hội thảo.

Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông Duong%20luoi%20%20bo

Học giả Trung Quốc: Các nước khác ăn cắp dầu của Trung Quốc

PV: Học giả Trung Quốc nói sao về yêu sách “đường lưỡi bò” và vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay, thưa ông?

GS Đặng Đình Quý: Đây là một điểm rất mới tại Hội thảo này. Lần đầu tiên, một học giả người Trung Quốc thừa nhận một cách chính thức “Đường lưỡi bò” là sự thừa kế của lịch sử và thừa nhận, đường lưỡi bò này tọa độ không rõ ràng và đó là vấn đề cần phải thương thảo. Điều này được các học giả quốc tế đánh giá tốt vì cơ sở của “Đường lưỡi bò” được nhìn nhận là rất yếu.

Trước chất vấn của gần như tất cả các học giả quốc tế về tính pháp lý của Yêu sách đường lưỡi bò, ông Tô Hạo, một trong hai học giả Trung Quốc có mặt tại Hội thảo đã trả lời, đường lưỡi bò là thừa kế từ giai đoạn Tưởng Giới Thạch cầm quyền. Cụ thể, xuất phát từ “sáng kiến” của một người Trung Quốc vào năm 1930; đến năm 1947 Tưởng Giới Thạch vẽ thành bản đồ nhưng chỉ lưu hành trong nước mà chưa có tuyên bố quốc tế.

Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông Mr%20to%20hao

GS Tô Hạo, trường ĐH Ngoại giao TQ

Năm 1949, Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời lại in thành sách và dạy cho trẻ con. Từ đó, “Đường lưỡi bò” thấm vào các thế hệ người Trung Quốc, coi đó là lãnh thổ của người Trung Quốc và đang bị các nước khác gặm nhấm, cướp mất.

Cũng cần phải nói thêm, trong một số cuộc hội thảo trước đây, có những học giả người Trung Quốc nói rằng, các nước khác ăn cắp dầu của Trung Quốc. Trung Quốc đã rất kiềm chế chưa khai thác một giọt dầu nào ở biển Đông trong khi đó nhiều nước Đông Nam Á đang triệt để khai thác dầu và Việt Nam là nước ăn cắp dầu nhiều nhất.

Học giả Trung Quốc thứ 2 tham gia hội thảo này vừa đặt câu hỏi và cũng vừa trả lời: “Nếu bây giờ mà Chính phủ Trung Quốc bỏ đàm phán song phương, chấp nhận đàm phán đa phương về vấn đề chủ quyền biển Đông thì rất khó bởi lẽ chủ quyền tính theo “đường lưỡi bò” đã ăn sâu vào tiềm thức người Trung Quốc. Bây giờ biết làm thế nào?”. Dĩ nhiên, vị học giả này cũng nói thêm rằng đó chỉ là suy nghĩ của cá nhân ông ta.

Trong buổi hội thảo, không chỉ phía Việt Nam mà các học giả quốc tế đều có cùng quan điểm, như ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ủy ban An ninh chính trị thuộc ban Thư ký ASEAN nhấn mạnh, biển Đông bản chất là rất phức tạp, tính chất tranh chấp khác nhau giữa các bên liên quan.

Chỗ thì trang chấp song phương, chỗ thì đa phương. Do đó giải pháp giải quyết tranh chấp cũng phải phù hợp, chỗ nào song phương thì giải quyết song phương, nơi nào đa phương thì phải giải quyết đa phương, chỗ nào quốc tế thì quốc tế giải quyết.

Do đó, cứ nhất nhất giải quyết song phương theo như Trung Quốc đề nghị là vô lý. Chính học giả Trung Quốc kia cũng nhận thức được điều đó.

(còn nữa)

Chiều nay, Báo điện giáo dục Việt Nam tiếp tục chuyển đến Quý độc giả những thông tin hết sức mới nóng và ngạc nhiên mà GS Đặng Đình Quý cung cấp về Trung Quốc và các nước, sau chuyến đi dài ngày dự hội thảo an ninh Biển đông trên đất Mỹ.


Phúc Hưng
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông   Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông EmptyMon Jun 27, 2011 6:28 pm

Tại sao đến giờ Mỹ mới gọi đích danh “đường lưỡi bò” của TQ?

Thứ hai, 27 Tháng 6 2011 13:56

(GDVN) - Cuộc phỏng vấn Giáo sư Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam được phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam thực hiện nóng lúc 23h ngày 26/6/2011 tại sân bay Nội Bài, ngay sau khi ông trở về từ hội nghị an ninh biển Đông tổ chức tại Washinhton, Mỹ, đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của nhiều độc giả. Chúng tôi xin được tiếp tục cung cấp những chi tiết rất lý thú trong cuộc phỏng vấn này.

“Ai cũng sợ, cũng lo về ông thì không ổn!”

PV: Như ông đã cho biết, chính học giả Trung Quốc cũng đã nhận ra, nếu Trung Quốc nhất nhất đòi phải giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương, là điều vô lý vì nhiều quốc gia khác cũng cùng có lợi ích trên vùng biển này. Vậy có thể nói, trong chính giới học thuật Trung Quốc cũng có nhiều người đồng tình với cách giải quyết vừa song phương và đa phương?

Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông Gs%20doan%20dinh%20quy

GS Đặng Đình Quý: Dĩ nhiên còn có ý kiến này ý kiến khác nhưng đó là thực tế.

Việc học giả Trung Quốc có các tuyên bố như vậy có 2 tác dụng, tác động tới chính giới trong nước và tác động qua phương tiện thông tin đại chúng để những ai quan tâm tới vấn đề biển đông thêm hiểu được vấn đề.

Ngoài ra, cũng đặt ra vấn đề để phía Trung Quốc tính toán, giữa một bên là lợi ích trước mắt, trong tranh chấp tại biển Đông với lợi ích lâu dài, trên toàn thế giới. Nếu như trên mọi diễn đàn khu vực và thế giới, người ta đều nói rằng: “tôi sợ quá, tôi lo về anh quá” và người ta không chấp nhận trước những hành vi của Trung Quốc thì Trung Quốc phải hiểu là đó là điều không tốt.

PV: Đó phần nào trái với điều lãnh đạo Trung Quốc nói về sự “trỗi dậy hòa bình” của đất nước này?

GS Đặng Đình Quý: Đúng là chỗ đó, nếu đi đâu người ta cũng sợ, e ngại trước sự trỗi dậy của ông thì không ổn. Thời gian gần đây, đã có 14 hội thảo về biển Đông do rất nhiều nước trên thế giới tổ chức, trong đó có Trung Quốc. Ngoài một hội thảo chính thức được tổ chức tại đảo Hải Nam, Trung Quốc còn tổ chức những cuộc tư vấn nhỏ, nhiều chuyên gia luật pháp được mời đến Bắc Kinh.

Điều này phần nào cho thấy, phía Trung Quốc bắt đầu có sự thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề. Dĩ nhiên, sự thay đổi này không đồng nghĩa với việc họ thay đổi mục tiêu trong vấn đề biển Đông, nhưng ít nhất, cũng làm cho cuộc đấu tranh giữa các bên liên quan trong vấn để phức tạp này dựa trên cùng một cơ sở, đó là luật pháp quốc tế.

Biển Đông làm cho chính giới Mỹ lo ngại ở tầm cao

PV: Được biết hội thảo còn có sự tham dự của nhiều chính trị gia cấp cao của Hoa Kỳ. Họ nhìn nhận ra sao về vấn đề biển Đông hiện nay, thưa ông?

GS Đặng Đình Quý: Một số học giả Mỹ nhấn mạnh vấn đề an ninh biển còn là phép thử xem cơ sở pháp luật hiện hành có còn tiếp tục duy trì được sức mạnh nữa hay không.

Quan điểm thứ 2, thể hiện phần nào quan điểm của chính giới Mỹ qua bài phát biểu của Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain. Cần nhắc lại rằng, từ xưa đến nay các quan chức Mỹ không ai nói trực tiếp đến “đường lưỡi bò” mà chỉ nói chung chung là vấn đề an ninh.

Năm 2010 phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác, Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), bà Hilarry Clinton nhắc đến “Đường lưỡi bò” một cách gián tiếp là “những đòi hỏi không xuất phát từ đặc điểm đất, đảo, đá (land features) trên biển Đông là không có giá trị”. Đó là một cách gián tiếp phủ định yêu sách này của phía Trung Quốc. John McCain là chính khách Mỹ đầu tiên khẳng định trực tiếp: “Đường lưỡi bò” không có cơ sở pháp lý.

Trong bài phát biểu của mình, vị Thượng nghị sỹ Mỹ còn tạo ra liên kết chặt chẽ giữa những đòi hỏi vô lý đó với những đe dọa trật tự hiện hành an ninh trên biển và lợi ích của Mỹ trong vận tải hàng hải. Ông cũng là chính khách Mỹ đầu tiên có kiến nghị rất mạnh là Mỹ phải phê chuẩn Luật biển 1982 để có được chính danh và giúp củng cố ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.

Dĩ nhiên đây là ý kiến của riêng ông ta và tại nước Mỹ cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, trước những diễn biến gần đây tại biển Đông làm cho chính giới Mỹ lo ngại ở tầm cao.

Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông Tranh%20luan

Thượng nghị sỹ John McCain đề cập đến trách nhiệm của tất cả các bên. Trong kiến nghị tới các bên có liên quan, điểm mới mấu chốt là có 2 ý kiến, ý kiến thứ nhất là phải hoàn tất ngay Bộ Quy tắc Ứng xử biển Đông (COC) để tránh xung đột. Quyền lợi hợp pháp của các nước trên biển Đông cần phải được giải quyết thông qua đối thoại và đàm phán.

Hơn nữa, không loại trừ COC đó phải có sự tham gia của tất cả các nước liên quan đến Biển Đông bao gồm cả những nước vận tải hàng hải như Ấn, Úc, Nhật, Hàn Quốc…

PV: Trong cuộc hội thảo, có sáng kiến mới nào trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông được đưa ra không, thưa ông?

GS Đặng Đình Quý: Một đại biểu Philipines nêu vấn đề khoanh vùng khu vực tranh chấp tại Trường Sa và tất cả cùng hợp tác, phát triển khu vực đó.

PV: Đề nghị có khác biệt với đề nghị phía Trung Quốc từng đưa ra trước đây như là tạm gác tranh chấp, cùng khai thác biển Đông?

GS Đặng Đình Quý: Khác biệt ở chỗ, đề nghị của Trung Quốc mang tính chung chung, xuất phát từ câu nói của ông Đặng Tiểu Bình: “chủ quyền tại ngã, gác tranh chấp, các nước khác cùng khai thác”…

Để làm được đó thì hai vấn đề phải làm trước, một là phải khoanh vùng khu vực nào đang tranh chấp và nếu xác định được các chỗ tranh chấp thật thì mới nói đến chuyện nguyên tắc cùng khai thác như thế nào. Câu chuyện đó có thể nhận thấy đã tắc ngay từ về thứ nhất rồi.

Chiểu theo đề xuất đó, việc cần làm là khoanh vùng các đảo ngoài cùng thành vùng lõm, tạo thành khu vực 5 nước 6 bên. Trong khu vực đó phải xác định xem, khu vực nào tranh chấp, khu vực nào không tranh chấp, quy chế các đảo đá như thế nào… Còn nếu theo cách phân định “chủ quyền tại ngã” của Trung Quốc thì chả còn khu vực nào là tranh chấp và gần như tất cả Biển Đông là của họ.

Nếu nói rằng, khoanh vùng khu vực đó lại và ban hành quy chế như các nước Đông Nam Á hiểu thì có thể hiểu là vành đai an toàn 500m với những bãi nửa nổi nửa chìm và 12 hải lý với những đảo. Chỉ có như thế thôi và không có vùng đặc quyền kinh tế.

Việc này sẽ tạo ra giữa những vòng tròn 12 hải lý những vùng lõm, đó là khu vực cùng khai thác, phát triển, bảo vệ môi trường biển. Đó là sáng kiến lần đầu tiên được đưa ra tại một diễn đàn lớn về an ninh hàng hải tại biển Đông. Trên thực tế, giữa chúng ta và Philipines đã có những dự án khoa học chung tại những khu vực còn tranh cãi.

PV: Ông đánh giá đề xuất của phía Philipines liệu có khả năng hiện thực hóa được hay không?

GS Đặng Đình Quý: Có nhiều cái khó vì để thực hiện. Trước tiên là tất cả các nước ASEAN phải đồng lòng nhưng hiện nay các nước ASEAN còn chưa hoàn toàn nhất trí được với nhau.

Còn nếu có quốc gia nào đó cứ khăng khăng là tính từ đảo họ đang chiếm giữ ra 200 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế của họ thì đề xuất trên không còn giá trị. Nếu các nước cùng nhìn nhận, việc cùng hợp tác lớn hơn chuyện tranh chấp thì tất cả các bên đều tính đến chuyện điều chỉnh chính sách.

(còn nữa)

Phần cuối cuộc trò chuyện với GS Đặng Đình Quý đề cập đến việc Việt Nam đã thắng lợi như thế nào trong hội nghị an ninh biển Đông và những đánh giá rất sắc sảo của chuyên gia nước ngoài về thái độ và hành xử của Trung Quốc. Mời Quý độc giả đón đọc vào đầu giờ sáng ngày 28/6/2011.


Phúc Hưng
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Giáo sư Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn sau Hội thảo về An ninh biển Đông
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mỹ tổ chức hội thảo an ninh hàng hải ở Biển Đông
» Diễn biến mới trên biển Đông và tác động đối với an ninh khu vực
» Giàn khoan Trung Quốc đe dọa an ninh Biển Đông
» Thương thảo Biển Đông
» Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Biển Đông dậy sóng !-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất