Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Phát ngôn và đối thoại trong "ván cờ" biển Đông

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Phát ngôn và đối thoại trong "ván cờ" biển Đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Phát ngôn và đối thoại trong "ván cờ" biển Đông   Phát ngôn và đối thoại trong "ván cờ" biển Đông EmptyMon Jun 27, 2011 12:06 am

Phát ngôn và đối thoại trong "ván cờ" biển Đông

01:29:00 26/06/2011

Sứ mệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc khi đến Shangri La chính là gửi đi thông điệp "vấn đề biển Đông là vấn đề của khu vực" tới Nhà Trắng. Bởi Trung Quốc hiểu rõ hơn ai hết về thực chất cái gọi là "lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ" ở đây. Cũng như Mỹ hiểu rõ hơn ai hết, rằng làm chủ biển Đông là cơ hội thứ nhất, và có thể là cơ hội duy nhất của Trung Quốc để vượt qua siêu cường số một thế giới...

Chủ đề biển Đông mở màn những cuộc đối thoại mùa hè của các diễn đàn quốc tế trong những ngày đầu hè tháng sáu nắng cháy ở Đông Nam Á. Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 10 tại Shangri La, Singapore đón vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc lần đầu tiên tham dự. Sau ba ngày của những cuộc đối thoại song phương và đa phương, với sự khẳng định về hoà bình và ổn định khu vực, với cam kết đối thoại không đối đầu của những quốc gia trong mâu thuẫn, Hội nghị đã kết luận về một sự đồng thuận cho một giải pháp hòa bình bằng luật quốc tế. Ít nhất thì đó cũng là điều được khẳng định trong các bản tuyên bố…

Nhưng chỉ hơn hai tuần sau đó, sau cuộc đối thoại đa phương mà đối thoại dường như chỉ là cái cớ cho các đồng minh gặp gỡ để thỏa thuận về các liên kết, để những thông điệp thăm dò được phát tới những đối thủ tiềm năng, bên lề cuộc Hội thảo về an ninh biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS tại Washington ngày 20 và 21/6, những phát ngôn không thể không được chuẩn bị kỹ càng với rất nhiều cân nhắc có thể khiến cộng đồng quốc tế nghĩ về hiểm họa của những cuộc xung đột vũ trang, hay chí ít, là một cuộc chạy đua khí tài quân sự.

"Tôi tin rằng một số quốc gia riêng lẻ đang đùa với lửa. Tôi hy vọng ngọn lửa đó không cháy lan tới Hoa Kỳ" - đó là thông điệp của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cui Tiankai gửi tới Ngoại trưởng Mỹ Clinton ngày thứ tư vừa qua, sau những tuyên bố "đồng minh chiến lược" với người đồng nhiệm Philippines Albert del Rosario.

Phát ngôn và đối thoại trong "ván cờ" biển Đông 16_tau2160-400

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ hạ thủy chạy thử sớm hơn dự kiến?

Thông điệp mang đầy tính cảnh cáo đó dường như không thể suy chuyển quyết tâm "trợ giúp tận lực sự tự vệ quân sự của Philippines" của bà Ngoại trưởng trong tuyên bố mới nhất ngày 24/6 tại CSIS. Đáp lại, Ngoại trưởng Philippines khẳng định: "Chúng tôi cần nhiều nguồn lực để có thể đứng vững và bảo vệ mình. Và tôi nghĩ rằng để làm được điều đó, chúng tôi trở thành một đồng minh mạnh cho nước Mỹ, vì nước Mỹ".

Song song với đó là những động thái đầu tiên của chiến dịch phô diễn khí tài quân sự. Ngày 20/6, Trung Quốc tuyên bố hàng không mẫu hạm đầu tiên của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân mang tên Shi Lang sẽ được đưa vào huấn luyện sử dụng từ 2012. Shi Lang - vốn là tàu sân bay Varyag đã được quân đội Xôviết sử dụng, được Trung Quốc mua lại qua Ukraine và cải tạo - là con át chủ bài trong cuộc khuếch trương sức mạnh vũ khí ở biển Đông. Về phía mình, Philippines đưa tàu khu trục Rajah Humabon đến vùng biển tranh chấp. Rajah Humabon là một trong những tàu khu trục "cổ xưa" nhất thế giới, đã từng được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng trong Thế chiến thứ hai.

Con tàu lúc này được coi như là biểu tượng của liên minh quân sự Hoa Kỳ - Philippines, với kế hoạch giải ngân 11 tỷ pesos (tương đương 252 triệu USD) cho việc phát triển nâng cấp khí tài của Tổng thống Benigno Aquino. Giá trị thực của những hợp đồng mua bán vũ khí giữa Washington và Manila chắc sẽ lớn hơn con số trên rất nhiều với lời hứa hẹn của Ngoại trưởng Clinton ngày 24/6, rằng "hai nước sẽ cùng nhau xác định những gì là cần thiết cho Philippines và Hoa Kỳ sẽ làm những gì tốt nhất để đáp ứng" cho mục tiêu hiện đại hóa quân đội và tăng cường sức mạnh quân sự của Philippines.

Cuộc diễn tập bắn đạn thật của Hải quân Việt Nam trên vùng biển Đà Nẵng vào trung tuần tháng 6 cũng được cộng đồng quốc tế nhìn nhận như một trong những động thái khẳng định quyết tâm và khẳng định khả năng sẵn sàng bảo vệ chủ quyền đất nước.

Trở lại với Shangri La, một số nhà quan sát đã không khỏi ngạc nhiên khi đã không có một cuộc thảo luận song phương Việt - Trung nào được lên kế hoạch trong chương trình nghị sự chính thức, khi mà mâu thuẫn và căng thẳng gia tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc do những hành động xâm phạm liên tiếp của tàu hải giám Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Thậm chí Philippines, sau những cảnh báo gây chấn động nhằm vào Bắc Kinh về khả năng một cuộc chạy đua vũ trang khởi phát từ những xung đột ở biển Đông, cũng chỉ có một phần phát biểu và thảo luận trong vòng nửa giờ với những người đồng nhiệm Việt Nam và Malaysia.

Ngược lại, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert M Gates và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt là hai nhân vật lần lượt độc diễn trong phiên họp thứ nhất và phiên họp thứ năm của cuộc Hội nghị mang tiêu chí "đối thoại để hiểu biết và hợp tác". Người đại diện cao nhất cho sức mạnh quân sự Trung Quốc đã có một mình một giờ đồng hồ để tuyên bố với cộng đồng quốc tế về "tầm nhìn của Trung Quốc trong hợp tác quốc tế về vấn đề an ninh"…

Đây thực sự là những biểu hiện không thể che giấu của sự bất bình đẳng trong diễn đàn Shangri La, và cũng là những biểu hiện bản chất của trật tự thế giới đương đại trong ván cờ của những sức mạnh siêu cường. Nếu như những nước nhỏ có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông đến Shangri La để "trả lời cho các thách thức an ninh biển mới" (Responding to new maritime security threats), thì Hoa Kỳ và Trung Quốc đăng đàn để xác định vị thế, lợi ích và chiến lược của mình ở hải phận huyết mạch của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy là ngay từ đầu, nguyên tắc bình đẳng đã không được đặt ra. Nói cách khác là không có đối thoại.

Trong bài phát biểu chính thức tại Shangri La ngày 5/6, Thượng tướng Trung Quốc Lương Quang Liệt dành nhiều ngôn từ trau chuốt cho ý tưởng "tinh thần châu Á" (Asian Spirit) - "một tinh thần không chịu nhượng bộ, tự hoàn thiện vươn lên, sáng tạo và đột phá" (the unyieling spirit of seeking self impovement, the innovative spirit of breaking new grounds) mà Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh trong Diễn đàn Boao vì châu Á hồi tháng tư. Tinh thần châu Á là điều kiện để "gìn giữ hòa bình và ổn định ở châu Á theo một cách tốt hơn".

Tinh thần châu Á đó đối lập với "tâm lý chiến tranh lạnh" (cold war mentality) là cụm từ được nhắc lại ba lần trong bài diễn văn ám chỉ tư tưởng chính trị Mỹ - một tư tưởng mà tướng Lương phê phán là "đối lập với xu hướng hiện đại", và cảnh báo "Nếu chúng ta bỏ qua thực tế, tạo nên định kiến hay bóp méo những chiến lược, những mục tiêu được kiến thiết từ những hệ tư tưởng và hình thái xã hội khác nhau, chúng ta sẽ phải gánh chịu rủi ro khi tạo nên những đối thủ". Và "tinh thần châu Á" theo người Trung Quốc chính là "cách tư duy mới đáp ứng nhu cầu của thời đại mới cho một thế giới mới" - một cách tư duy, thay thế cách tư duy của đồng một đô la Mỹ.

Và sự phê phán tư duy chính trị kiểu "chiến tranh lạnh" ám chỉ tư tưởng chính trị Hoa Kỳ, sự phủ nhận mối liên quan của Mỹ ở biển Đông là cơ sở cho sự khẳng định về nguyên tắc hợp tác thứ ba mà Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho là đúng đắn: không chấp nhận sự tham gia với tư cách là bên thứ ba trong các mối quan hệ an ninh biển. Bởi châu Á - Thái Bình Dương là ngôi nhà chung của nhân dân trong khu vực. Bằng tuyên bố này, Trung Quốc đã bộc lộ ý định "khu vực hóa vấn đề biển Đông", mà nói theo cách của người Việt Nam là "đóng cửa vào nhà bảo nhau". Nếu vấn đề biển Đông được giải quyết theo kịch bản đó, thì tiếng nói của Trung Quốc sẽ là tiếng nói quyết định.

Phát ngôn và đối thoại trong "ván cờ" biển Đông 15_quang2160-480

Quang cảnh cuộc tiếp xúc giữa Bộ trưởng Quốc phòng nước ta Phùng Quang Thanh (bên trái)
với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Ảnh: TTXVN.

Cuối cùng thì sứ mệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc khi đến Shangri La chính là gửi đi thông điệp "vấn đề biển Đông là vấn đề của khu vực" tới Nhà Trắng. Bởi Hoa Kỳ mới chính là đối thủ của Trung Quốc trong ván cờ biển Đông. Bởi Trung Quốc hiểu rõ hơn ai hết về thực chất cái gọi là "lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ" ở đây. Cũng như Mỹ hiểu rõ hơn ai hết, rằng làm chủ biển Đông là cơ hội thứ nhất, và có thể là cơ hội duy nhất của Trung Quốc để vượt qua siêu cường số một thế giới khi số phận của sức mạnh độc tôn Mỹ phụ thuộc hơn bao giờ hết vào hải đồ năng lượng.

Suy cho cùng, đã không hề có đối thoại ở Shangri La. Chỉ có những phát ngôn đơn phương trong cuộc chạy đua của những quốc gia tự cô lập trong tham vọng và tính toán, trong ám ảnh về "lợi ích quốc gia" của những chính quyền tự cho mình quyền phán xét và định đoạt.

Qúy Thanh

(Những chữ đỏ do tôi nhấn mạnh, TK)
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Phát ngôn và đối thoại trong "ván cờ" biển Đông
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Biển Đông xuất hiện trong đối thoại chiến lược Việt - Ấn
» Vấn đề Biển Đông có thể giải quyết qua đối thoại
» Philippines kêu gọi Trung Quốc tăng cường đối thoại về vấn đề Biển Đông
» Biển Đông và sự đồng thuận trong ASEAN
» Trung Quốc phát tín hiệu cứng rắn về Biển Đông?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Biển Đông dậy sóng !-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất