Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Biển Đông: Đối đầu quân sự hay giải pháp đa phương?

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Biển Đông: Đối đầu quân sự hay giải pháp đa phương? Empty
Bài gửiTiêu đề: Biển Đông: Đối đầu quân sự hay giải pháp đa phương?   Biển Đông: Đối đầu quân sự hay giải pháp đa phương? EmptyMon Jun 20, 2011 4:44 pm

Biển Đông: Đối đầu quân sự hay giải pháp đa phương?

Thứ hai, 20/6/2011 8:07 GMT+7

(Tamnhin.net) - Tranh chấp lãnh thổ nhiều năm nay tại Biển Đông đã tiến tới một bước ngoặt có nguy cơ dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự, nhưng cũng có thể là khởi điểm để các bên hữu quan tìm kiếm một giải pháp đa phương.

Biển Đông: Đối đầu quân sự hay giải pháp đa phương? Ernest%20Bower

Ernest Bower - Giám Đốc Chương Trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS)

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài “Tiếng nói Hoa Kỳ” (VOA), Giám Đốc Chương Trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, ông Ernest Bower, nêu bật tầm quan trọng thiết yếu của Châu Á đối với Hoa Kỳ trong tương lai và nói rằng điều quan trọng là Washington phải trấn an được các nước Châu Á, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng muốn nới rộng phạm vi ảnh hưởng và sự hiện diện trên thế giới.

“Góc chuyên gia” của Tamnhin.net xin trích đăng cuộc phỏng vấn này để độc giả tiện bề tham khảo.

VOA: Thưa ông, rõ ràng cuộc tranh chấp chủ quyền vùng Biển Đông mới đây đã trở nên gay gắt hơn, thưa ông có nghĩ rằng cuộc đấu khẩu hiện nay có nguy cơ leo thang để trở thành một cuộc đối đầu... có thể một cuộc đối đầu quân sự?

Ernest Bower: “Tôi hy vọng là không... Tôi hy vọng là chúng ta không lâm vào tình huống đó. Rõ ràng là nếu xảy ra thì điều đó sẽ không phục vụ quyền lợi của bất cứ một ai. Tôi tin rằng lần này ngoại giao sẽ thắng thế và sẽ át được tiếng súng.”

VOA: Thưa ông, vài tuần trở lại đây, từ sau cuộc đối thoại Shrangri-La ở Singapore, một số giới chức cao cấp Mỹ đã đưa ra những phát biểu khẳng định Hoa Kỳ là một thế lực khu vực, rằng Hoa Kỳ đã quay lại vùng Đông Nam Á... Mới đây, Thượng nghị sĩ Jim Webb và Thượng nghị sĩ Imhofe thuộc hai chính đảng lớn của Mỹ, đã đệ trình một nghị quyết, lên án Trung Quốc là “nhiều lần dùng vũ lực” lấn át các nước lân bang yếu thế hơn. Có phải Hoa Kỳ giờ đây đã can dự vào cuộc tranh chấp tại Biển Đông?

Ernest Bower: “Tôi không nghĩ là bất cứ điều gì xảy ra trong hai tuần qua thay đổi vị thế của Hoa Kỳ, hoặc đặt Hoa Kỳ vào giữa cuộc tranh chấp. Nhưng rõ ràng là Hoa Kỳ quan tâm tới vấn đề và có quyền lợi gắn chặt với việc tiếp tục mở các tuyến hải lộ trong biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) cho tàu bè qua lại, và việc giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở pháp lý, chứ không dùng vũ lực.”

VOA: Thưa ông, Trung Quốc nhấn mạnh rằng giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề là đối thoại song phương với từng bên. Bắc Kinh đã khuyến cáo các bên thứ ba, kể cả Hoa Kỳ, chớ nên can thiệp. Theo ông Hoa kỳ nên ứng phó ra sao trong khi Washington đang cố gắng củng cố vị thế ở Châu Á và tăng cường sự hiện diện trong khu vực?

Ernest Bower: “Người Mỹ có một số mục tiêu muốn thực hiện. Trước hết, Hoa Kỳ thực sự đang đáp ứng yêu cầu của các nước Châu Á muốn Hoa Kỳ có mặt trong khu vực để tạo ra một thế cân bằng khả dĩ có thể thuyết phục Trung Quốc hãy đến với khu vực trong tư cách một đối tác hòa bình, có trách nhiệm, góp phần giúp Châu Á phát triển. Chắc chắn Trung Quốc có đủ sức mạnh kinh tế để làm việc đó. Tuy nhiên các nước láng giềng không muốn Trung Quốc sử dụng sức mạnh của mình để xác quyết chủ quyền tại các lãnh thổ tranh chấp, hoặc ỷ thế nước lớn để khống chế cuộc tranh chấp. Hướng tiếp cận đó bị các nước láng giềng của Trung Quốc coi như một mối đe dọa và vì thế họ muốn Hoa Kỳ đóng một vai trò trong khu vực... Washington muốn thấy một Trung Quốc thịnh vượng, hòa bình, gia nhập vào dòng sinh hoạt của cộng đồng Châu Á bằng đường lối đồng thuận và hợp tác với các nước khác. Cho nên Hoa Kỳ sẽ khuyến khích việc giải quyết tranh chấp theo đường lối đa phương, dựa trên luật quốc tế và thông qua các cấu trúc khu vực mới.”

VOA: Thưa ông trong một bài viết trên trang web của CSIS, tựa đề là “Antidote to a Cold War with China”, (tạm dịch là “Giải pháp để tránh Chiến Tranh lạnh với Trung Quốc”), ông đã nêu bật tầm quan trọng của Châu Á đối với Hoa Kỳ trong tương lai, và đề nghị Washington hãy theo một hướng tiếp cận có tính chiến lược hơn. Vậy ông có cho rằng những diễn biến gần đây có thể dẫn tới một cuộc Chiến Tranh Lạnh với Trung Quốc?

Ernest Bower: “Tôi e rằng có nguy cơ kịch bản đó xảy ra, chiến tranh lạnh có tiềm năng xảy ra khi các nước quan tâm về cách hành xử của Trung Quốc ... có thể kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tay ứng phó với tình hình. Nếu Hoa Kỳ và các đối tác không có một chiến lược đúng đắn để đáp ứng thì thế giới có thể lâm vào một cuộc đối đầu giữa hai cường quốc, một cuộc cạnh tranh lưỡng cực, tương tự như một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nếu xảy ra thì rất đáng buồn, rất nguy hiểm, không có lợi cho tương lai của Châu Á hay cho Hoa Kỳ.”

VOA: Và cũng chẳng có lợi gì cho Trung Quốc?

Ernest Bower: “Vâng, hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc. Trong 15 năm qua, có thể nói Trung Quốc đã đạt nhiều bước tiến, uy tín của Trung Quốc tại Châu Á đã tăng đáng kể: họ được coi như một đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế, hội nhập với khu vực... (Việc) Bắc Kinh dường như muốn thách thức các giới hạn đối với sức mạnh của mình và khẳng định chủ quyền trong các cuộc tranh chấp biển đảo tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) thực sự gây khó chịu cho các nước láng giềng, làm cho các nước này quan ngại hơn về sự hiện diện của một nước láng giềng khổng lồ đang dương oai để trắc nghiệm sức mạnh của mình.”

VOA: Thưa ông, ...ông có nghĩ rằng những diễn biến trong Biển Đông gần đây cũng có thể là một khúc quanh lịch sử đối với Việt Nam?

Ernest Bower: “... Nếu theo dõi chính sách đối ngoại của Việt Nam, chúng ta thấy rằng nước này rất thận trọng trong việc duy trì cân bằng các quan hệ với nước ngoài. Họ tìm cách tránh đặt quá nặng quan hệ với Hoa Kỳ và cả quan hệ với Trung Quốc...”

“...Tôi cũng tin rằng Trung Quốc phải thận trọng hơn. Họ có thực sự muốn những người dân thường ở Hà Nội và Sài Gòn có những cảm nghĩ không đẹp về họ như thế hay không? Họ có muốn người dân ở Manila, ở Jakarta có những cảm nghĩ đó hay không? Tôi lấy làm ngạc nhiên là Bắc Kinh đã để tình hình xuống cấp tới mức đó, bởi vì trong quá khứ họ đã thành công quá mức trong việc nới rộng quyền lực kinh tế, và nâng cao uy tín của họ trên trường quốc tế nhờ một chính sách ngoại giao ôn hòa. Thế mà giờ đây, họ lại đi đánh đổi chính sách vô cùng thành công đó lấy một chính sách có thể nói là vụng về.”

Minh Bích (theo VOA)
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Biển Đông: Đối đầu quân sự hay giải pháp đa phương?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Việt-Trung giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
» Người Trung Quốc bàn gì về giải pháp Biển Đông?
» Trung Quốc cần hợp tác với các nước để tìm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông
» Biển Đông, giải quyết từ chuyện cái tên
» Hai sách lược, năm biện pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Biển Đông dậy sóng !-
Chuyển đến 
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất