Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Bài 3: LUẬT NÀO CHO BLOG

Go down 
Tác giảThông điệp
Hansy

Hansy


Tổng số bài gửi : 135
Hoạt Động : 245
Join date : 10/07/2010
Đến từ : Việt Nam

Bài 3: LUẬT NÀO CHO BLOG Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài 3: LUẬT NÀO CHO BLOG   Bài 3: LUẬT NÀO CHO BLOG EmptySun Aug 01, 2010 7:17 pm

Bài 3: LUẬT NÀO CHO BLOG LOGO%2520ANH%2520HUNG1%2520copyLUẬT NÀO CHO BLOG

Hiện nay, báo chí và dư luận đang đặc biệt quan tâm đến vấn đề Luật nào cho blog. Các blogger thì e ngại các cơ quan quản lý sẽ can thiệp quá sâu vào “xã hội” của họ. Có một thực tế đáng phải ghi nhận, blogger Việt đang “tự quản lý” trong một khuôn khổ luật do chính họ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tạo ra. Đây là nguồn quan trọng để cơ quan chức năng tìm hiểu.
LUẬT TẨY CHAY
Đây là luật phồ biến nhất mà các blogger hoạt động trên các hệ thống webblog nước ngoài thể hiện quan điểm của mình. Thấy rõ nhất vụ một blogger hoạt động trên 360.yahoo sau khi ra Hà Nội đã có cái nhìn méo mó về cuộc sống ở đây rồi tung bài viết lên blog. Kết quả là hàng chục ngàn blogger khác đã phản ứng một cách mạnh mẽ khiến blog này đóng cửa một thời gian dài, sau đó mới tiếp tục hoạt động trở lại. Hay như vụ việc 2 cô gài vì tranh giành một anh chàng và đòi gặp nhau ngoài đời để nói rõ trắng đen. Mọi dự tính thanh toán kiểu giang hồ được đặt ra nhưng đều phá sản vì các blogger khác đã phản đối kịch liệt. Hay như mới đây nhất, Joe, ông Tây viết blog nổi tiếng, đã gặp phải sự phản ứng đáng kể từ các blogger khi đăng bài trên báo Lao Động cuối tuần với tựa đề “Mèo mù vớ cá rán”. Bài viết này khiến nhiều blogger cảm thấy bị hạ thấp và lập tức, nhiều blogger đã chính thức lên tiếng phản đối.
Mặc dù việc tẩy chay của các blogger không có tác động quyết định nhưng theo đánh giá của nhiều blogger, đó là tác động tích cực đến với các blogger khác. Nguyên nhân ở chỗ, các vấn đề blog nêu ra có tác động theo nhóm. Phản ứng dây chuyền theo nhóm có thể khiến thông tin lan mạnh mẽ trong hệ thống, thậm chí sang cả hệ thống khác tùy theo vấn đề được đề cập đến. Chính vì vậy, một bài viết khi bị tầy chay dễ tạo ra tâm lý phản ứng chung,, thậm chí tranh cãi quyết liệt và có thể khiến cho chủ nhân của blog phải đóng cửa.
LUẬT CỦA NHÀ CUNG CẤP
Một cuộc khảo sát cho thấy: Gần 50% blogger đồng ý cần có luật blog, hơn 30% blogger cho rằng chỉ cần quản lý ở mức độ vừa phải, số người không đồng ý chỉ chiếm trên 20%, phần còn lại có ý kiến khác. Điều này phản ánh một như cầu thực tế của blogger về việc tạo ra một sân chơi công bằng cho các blogger, dù đó chỉ là một sân chơi ảo. Một số blogger cho rằng, việc khảo sát này chưa đánh giá đúng thực tế nhưng cũng thừa nhận, khi đã tham gia vào một hệ thống webblog, bản thân blogger đã đồng ý hoạt động trong khuôn khổ. Quan trọng ở chỗ, nhà cung cấp đưa ra luật thế nào và thực hiện luật đó ra sao khi blogger vi phạm.
Xét về cơ bản, tất cả blog nếu muốn hoạt động đểu phải thuộc vào 1 hệ thống mà đại diện là 1 website cung cấp dịch vụ blog. Không có blog nào hoạt động riêng lẽ mà chỉ có các cá nhân tự lập 1 website cung cấp blog cho một nhóm người liên quan. Ví dụ, học sinh các trường cấp 3 tự lập 1 website để liên lạc bạn bè, các doanh nghiệp thì là khách hàng trẻ. Trong khi chưa có luật quản lý về cung cấp dịch cụ blog, các cá nhân và doanh nghiệp này chỉ cần đưa thêm phần mềm tạo blog vào website của mình và hoạt động. Nhiều trang, vì muốn câu khách đã bất chấp tính nhạy cảm của blog, không kiểm soát nội dung, thậm chí đưa các vấn đề nhạy cảm lên để có nhiều người truy cập. Đây chính là bất cập mà cơ quan quản lý cần chú ý đến.
Trong khi đó, các website chính thức và chuyên về cung cấp blog lại gặp nhiều vướng mắc. Ngoài việc áp dụng các quy định sử dụng theo đúng luật pháp Việt Nam, nhiều trang còn phải kiểm soát từng bài viết, hình ảnh, tin nhắn; cẩn thận với những vấn đề nhạy cảm, hình ảnh đi ngược thuần phong mỹ tục Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều trang đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng vì cơ quan quản lý chưa có quy định rõ ràng cho hoạt động này nên họ thường xuyên gặp rắc rối với cơ quan quản lý.
HOÀN TOÀN CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC
Mới đây, quản trị của trang webblog có tiếng tại Việt Nam cho rằng, không thể kiểm soát hết bài viết của blogger. Đây là một đánh giá mang tính đùn đẩy trách nhiệm. Xét về góc độ kỹ thuật, toàn bộ các bài viết, thông tin trên website đều nằm trong tầm kiểm soát của ban quản trị. Quản trị này còn nêu nguyên nhân, họ có tới vài chục admin cũng như cộng tác viên trong hệ thống, nhưng để kiểm soát toàn bộ là rất khó. Một nhân viên phụ trách kỹ thuật cho biết: “Tất cả các trang web, đặc biệt là các trang thông tin đều có phần kiểm soát bài viết. Tùy theo yêu cầu mà bài viết đó sẽ được thẳng lên trang chủ hay nằm lại trong khu vực kiểm soát để admin kiểm duyệt. Không chỉ vậy, hệ thống còn có thể nhận biết các từ nhạy cảm xuất hiện trong bài viết để hạn chế lọt thông tin phản cảm lên trang chủ. Tất cả các vấn đề về kiểm soát đều nằm trong tầm tay cũa admin”. Người phụ trách chính kiểm duyệt bài viết cho biết, việc kiểm soát đúng là rất khó và mệt mỏi. Càng kiểm soát gắt càng tạo sự đối phó trong blogger. Nhưng nếu tạo sự minh bạch ngay từ trong tư tưởng, hình thức của trang thì tự khắc các blogger sẽ biết hướng đi của webblog đó và cung cấp các bài viết sạch.
QUẢN LÝ GIẤY TỜ LÀ BẤT HỢP LÝ
Theo thông tin từ báo chí, có khà năng Bộ VHTT sẽ yêu cầu các blogger phải “xuất trình” giấy tờ (chứng minh nhân dân, thẻ học sinh…) trước khi muốn sở hữu blog. Đó là việc làm đi ngược với sự phát triển và tiếp tục lạc vào hướng “thủ tục hành chính hóa internet”. Đặc điểm của blog là liên kết nhanh, rộng rãi giữa các blogger mà không phân biệt biên giới, tuổi tác, trình độ. Trong khi các nhà cung cấp cố gắng rút ngắn tốc độ, thời gian cung cấp và duyệt bài cho blogger thì việc quản lý kiểu hành chính như vậy sẽ khiến blogger e ngại đăng ký blog. Kể cả khi toàn bộ giấy tở liên quan đến một cá nhân đã được mã hóa đồng bộ giữa các hệ thống thì việc người này mượn, thậm chí lấy trộm thông tin của người khác để đăng ký cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Còn nếu phải cầm giấy tờ liên quan đến bản thân lên cơ quan để đăng ký blog thì chắc chắn chẳng còn ai đăng ký các dịch vụ trong nước nữa má quay sang các nhà cung cấp ở nước ngoài để sử dụng blog.
Vậy cách quản lý nào là hợp lý nhất? Đó là sự ràng buộc giữa nhà cung cấp trong nước với cơ quan quản lý, và giữa nhà cung cấp với người sử dụng. Không chỉ riêng webblog, tất cả các website, diễn đàn cho phép đăng ký thành viên đều có các quy định rõ ràng về điều kiện sử dụng. Quy định này dựa trên cơ sở luật pháp của nước sở tại và mọi vi phạm của người sử dụng sẽ bị cảnh cáo hoặc xóa bài viết.
Ngoài các admin chuyên quản lý nội dung, hệ thống cảnh báo cũng như các thành viên khác hoàn toàn có thể tự khống chế hoặc thông báo các bài viết có vấn đề đến ban quản trị của website đó. Chính vì vậy, Bộ VHTT hoặc bất cứ cơ quan quản lý nào chì cần có một nhóm giám sát chung thông tin của các website hơn là lập hẳn một phòng, ban để quản lý từng blogger. Có thể gọi là: Đội 113 internet.
NVK
Về Đầu Trang Go down
 
Bài 3: LUẬT NÀO CHO BLOG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CHUYÊN ĐỀ BLOG VÀ BLOGGER
» ĐẢNG KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN ĐỨNG LÊN TRÊN LUẬT HOẶC “NẰM” NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT.
» BẢNG LUẬT THƠ ĐƯỜNG LUẬT
» Blog nhà Hến: Bệnh... nổ
» Bài 1: NHẬP MÔN LẬP BLOG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Thông Tin Cần Thiết :: Công Nghệ Tin Học-
Chuyển đến 
Free forum | Nghệ thuật | Văn học, Thơ ca | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất