Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 DẤU ẤN TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Go down 
Tác giảThông điệp
Tuti

Tuti


Tổng số bài gửi : 1217
Hoạt Động : 1721
Join date : 08/11/2009
Đến từ : Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai.

DẤU ẤN TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG Empty
Bài gửiTiêu đề: DẤU ẤN TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG   DẤU ẤN TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG EmptyMon Mar 04, 2013 6:16 am

* BÙI VĂN BỒNG

Vậy là đã hơn 2 năm, ông Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị Tổng Bí thư. Vào thời điểm ông trúng cử Tổng Bí thư tại Đại hội XI, phần nhiều đảng viên và nhân dân cả nước, cũng như Việt kiều ở nước ngoài đều “phấp phỏng” chờ đợi xem lần này sẽ có quyết sách gì mới, có thay đổi gì lớn ích nước lợi dân, có gì đem lại lợi ích cho "quốc kế dân sinh", xem vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới, biển-đảo của đất nước có những hiệu quả thực tế gì? Và nhất là xem việc quan tâm và quyết tâm chỉnh đồn Đảng của tân TBT sẽ làm đến đâu?

DẤU ẤN TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG Untitled%25201

Ai cũng biết, gọi là Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, đưa ra quan điểm và quyết tâm đổi mới đất nước tại Đại hội VI từ năm 1986 đến nay, đã 5 kỳ Đại hội Đảng (tính đến 3-2013 là hơn 28 năm), nhưng chỉ là “đổi mới cách gọi”, chưa thấy thực sự “đổi mới cách làm”, hiệu quả đổi mới đất nước thực sự chưa thấy bao nhiêu, vẫn chỉ là “sáng ngời” trong các trang nghị quyết.

Ông Nguyễn Văn Linh có sự ủng hộ quan điểm từ ông Trường Chinh và những lãnh đạo cấp tiến thời kỳ đó, nhất quyết xóa bỏ chế độ quan liêu, bao cấp, trì trệ, bảo thủ, để đưa đất nước bước vào sự nghiệp đổi mới. Nhưng, khi gần hết nhiệm kỳ, với "Hội nghị Thành Đô" (1990) mà ông Đỗ Mười thông đồng với Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Linh đang hăng hái đổi mới như vậy bỗng như bị "bùa mê thuốc lú" của Tàu Cộng, cuối nhiệm kỳ quay phắt 180 độ trở lại với cái cũ, cái đã kiên quyết xóa bỏ, cái đang có đà chuyển đổi trong Nghị quyết Đại hội 6. Nói như nhà thơ Việt Phương, cửa mới mỏ hé ra, đã bị ông khép lại. Ông không muốn kinh tế thị trường, nhất là với phương Tây nữa, mà “Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Hiện nay, riêng Biển Đông đã bị Trung Quốc coi là “ao nhà” của họ và liên tục quấy cho sôi sục, đục ngầu! Cái mô hình “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” nay thấy tắc tị như bài toán còn đầy ẩn số X,Y,Z... không tìm ra đâu là cơ sở lý luận lẫn thực tiễn.
Ông Đỗ Mười, nhà "hùng hổ học", chuyên gia "hô hét đập bàn", mỗi lần lên diễn đàn cứ thấy như đánh vật, dư luận nói là hầu như ông được hỗ trợ, dàn xếp của Trung Quốc liền nhảy ra làm Tổng Bí thư Đại hội VII, điều mà ông mong ước, thậm chí đã dùng nhiều thủ đoạn, nhiều vận động vậy là đã đạt được. Nhà thân Tàu từ trong máu, bài bác tư bản và phương Tây quyết liệt đã uống say luận thuyết “diễn biến hòa bình” do Trung Quốc pha chế, bắt sử dụng; nhà cải tạo công thương quyết liệt không cần tính toán, thậm chí thẳng tay độc ác phá tanh bành; nhà "hùng" mà không thể "biện" lại dẫn dắt đất nước đi quặt trở lại theo cái đuôi dài ngoằng của bảo thủ, giáo điều, quan liêu, rập khuôn đến mức trì trệ. Biểu hiện bảo thủ, độc đoán chuyên quyền là thế, vậy mà ông Đỗ Mười làm trọn TBT khóa VII, lại còn tái đắc cử khóa VIII.
Sự nghiệp đổi mới bị rơi vào thực trạng nửa vời. Tình huống đến mức cần “thay ngựa giữa dòng”, ông Lê Khả Phiêu thay ông Đỗ Mười làm nửa nhiệm kỳ cuối Khóa VIII, muốn ra tay lên hương khởi sắc bằng chí quyết đoán của người lính. Ông Lê Khả Phiêu lên thay đã làm mọi người thở phào, cũng đặt kỳ vọng. Có một số đổi thay, trong đó ra được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (2), kiên quyết chống tham nhũng. Nhưng rồi, thời bĩ của đất nước lại chưa được vận may, ông Nông Đức Mạnh lên thay, làm TBT hai nhiệm kỳ khóa IX và X. Ông Mạnh lờ tịt, bỏ Nghị quyết Trung ương 6 (2) vào sọt rác, thả cho tham nhũng loang nhanh thoải mái trên diện rộng, nguy hại hơn. "Đám cháy" suốt hai nhiệm kỳ do ông Mạnh gây ra làm thiêu trụi hết uy tín Đảng lãnh đạo. Trong hai nhiệm kỳ Đại hội IX và X, ông Mạnh còn vô trách nhiệm, đi chơi và hô khẩu hiệu là chủ yếu, làm suy giảm vai trò lãnh đạo và mất uy tín Đảng nhanh, mạnh và liều hơn ông Đỗ Mười! Hai nhiệm kỳ đầy bất mãn cho toàn dân ấy, Đảng, Nhà nước, Quốc hội đều rất mờ nhạt, mọi việc lớn nhỏ cứ như là "khoán trắng" cho Chính phủ, hình thành quyền bính tập trung quá nhiều vào Chính phủ, sinh ra các biểu hiện độc đoán, chuyên quyền.

Ông Nguyễn Phú Trọng lên thay ông Mạnh, 9h30 sáng 19/1/2011, gần 1.400 đại biểu đã vỗ tay chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi, Chủ tịch Quốc hội) trúng cử Tổng bí thư khóa XI. Danh sách 14 Ủy viên Bộ Chính trị cũng được xác định với 5 người mới, bên cạnh 9 vị tái cử.
Dấu ấn hơn 2 năm qua của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã được toàn đảng, toàn dân ghi nhận là hô hào mạnh, nêu vấn đề nguy cơ tồn vong của đảng, của đất nước và chế độ đã rất cấp bách... Nhưng ông là con người điềm tĩnh, thận trọng, nên khi làm rất nhẩn nha, từ từ, đến đâu hay đến đó.
Dư luận đánh giá ông là người thiếu bản lĩnh, kém chí quyết, nhu nhược, có những biểu hiện yếu hèn, lại nhát gan, chần chừ, chậm chạp, lý luận cũ rích khô cứng, lại thường phát ngôn nhiều câu trái tai “để đời"...
Nhưng mà, xem xét, nhận định, đánh giá một TBT như ông cần phải khách quan, biện chứng.
Ông là người trung thực, nghĩ sao nói vậy. Đầu năm 2012, nói chuyện với cán bộ và nhân dân trong chuyến thăm các tỉnh Nam Trung bộ, ông để lại dấu ấn bằng một câu nói rất thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật: “Thấy đảng viên nhan nhản, cộng sản được mấy người!”. Một Tổng Bí thư dám nói ra những điều ấy quả là vô cùng hiếm có. Dù sao cũng không che đậy, khen một chiều, né tránh như cụ Nông, cụ Đõ và nhiều cụ khác.
Tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ và quận Ba Đình (Hà Nội), ông để lại dấu ấn khó phai nhạt là dám nêu bật thực trạng bi đát, lại thể hiện là nhà lý luận Mác-Lênin xuất sắc: “Tiêu cực, tham nhũng, nhìn ở đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có, nhưng phải xem xét khách quan, biện chứng”. Và thể hiện tự phê khi mình nói trước dây chưa trúng lắm. Mấy tháng sau, cũng ở quận Tây Hồ, ông lại nói: “Chỉ có điều bộ phận không nhỏ là bao nhiêu thì khó quá, trừu tượng lắm. Mà tách bạch ra hoàn toàn người này thuộc bộ phận không nhỏ, người kia thuộc bộ phận nhỏ cũng khó lắm, sợ không biện chứng”.

DẤU ẤN TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG N%25E1%25BB%25A5%2520c%25C6%25B0%25E1%25BB%259Di%2520t%25E1%25BB%25B1%2520m%25C3%25A3n%2520sau%2520HNT.%25C6%25AF%25206%2520%2528httpbuivanbong.blogspot.com201210phat-hien-tham-nhung-nhung-ne-chi-ich.html%2523more%2529
Viếng lăng Bác sau Hội nghị TW 6
"thành công tốt đẹp!"

Dấu ấn sâu sắc nhất là khi nói về những tồn tại trong đảng và cảm động khi Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị TW 6 không kỷ luật Bộ Chính trị và "đồng chí X". Ông tỏ rõ xúc động, mếu máo, phát khóc, thấy đau cho đời, đau cho đảng, tâm trạng đầy nỗi niềm và bấn loạn. Rồi ông thể hiện tình đồng chí trong Đảng rất sâu sắc, đối xử với đồng chí nhân hậu, rằng: “Kỷ luật nhiều đâu phải tốt… Kỷ luật lại sinh ra hằn thù…”. Rằng “phải trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ; …chỉ để cánh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe” là đạt yêu cầu NQTW 4… Đó là dấu ấn làm tăng thêm chất lý luận khách quan, biện chứng của ông, lấy "thực tiễn làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt" để có sự điều chỉnh thái độ, có phương pháp cách mạng khoa học dựa trên nền tảng các quy luật và phạm trù triết học Mác-xít. Ông không những là nhà lý luận có tài, mà còn là nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu về “nhóm lửa”, cơ sở từ vật lý học và hóa học trên tầm đại cương. Ông nói: “quan trọng nhất là bước đầu phải nhóm được cái lò lên, tạo thành hơi ấm thì khi đó củi khô, củi tươi đưa vào cũng phải cháy hết. Sâu xa là như thế. Phải đồng lòng, nhất trí hết, nhóm lò lên”...
Đi thăm Cu Ba tháng 4-2012, ông đã chỉ ra rằng: "Có người phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Có phải như vậy không? Có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không?". Phát biểu của TBT có những câu nói về chủ nghĩa tư bản, sao lại na ná như "một bộ phận không nhỏ" ở nước XHCN Việt Nam đã được đánh giá, kết luận trong NQTƯ 4 thế? Ví dụ: "Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át"... Và nữa: "Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội".
Đúng! Chúng ta cần vậy! Nhưng trong thực tế "xã hội ưu việt" của Đất Việt ta đã có được bao nhiêu phần trăm đạt được những điều quý giá ấy?
Thế thì những vị đang khoác áo cộng sản giữ trọng trách "có chức có quyền" (theo NQTW 4) hiện nay là "tư sản Đỏ" rõ quá còn gì? Thế sao họ lại ngả theo tư bản dế dàng và rất ngang nhiên thế nhỉ? Liệu rồi vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc và nhân dân, vì CNXH, họ có thực sự biết sám hối hay không?.
Chưa hết nửa nhiệm kỳ, mới ở cương vị Tổng bí thư 2 năm 01 tháng, 13 ngày mà ông để lại biết bao dấu ấn khó nhạt phai. Vậy mà ông rất khiêm tốn, ngay hôm trúng cử Tổng Bí thư 19/1/2011, trả lời phỏng vấn của báo mạng VnExpress, ông nói là “Tôi không chủ trương để lại dấu ấn!”.
Nhân đây, trang BVB xin trích dẫn TBT Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của báo chí hơn 2 năm trước:

"Tôi không chủ trương làm để tạo dấu ấn"(*):

VnExpress - Thứ tư, 19/1/2011, 09:08 GMT+7:
"Thực sự tôi không nghĩ rằng, mình làm điều gì với mục đích tạo dấu ấn, để đánh bóng mình", tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong cuộc họp báo ra mắt sáng nay.
Trong 30 phút, hơn 1 chục câu hỏi của 6 nhà báo trong nước và quốc tế được đặt ra cho tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không có văn bản chuẩn bị sẵn, tân Tổng bí thư "sẵn sàng trả lời trực tiếp mọi câu hỏi". Cùng tham gia trả lời với người đứng đầu Đảng có đại diện của Ngoại Giao, Ban tổ chức, Văn phòng TƯ Đảng...


- Tổng bí thư quan tâm tạo dấu ấn của mình trong lĩnh vực nào?
- Thực sự, tôi làm cái gì không nghĩ với mục đích để tạo dấu ấn, không phải để đánh bóng mình. Trách nhiệm của người đảng viên, cán bộ là thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng, cứ làm cho tốt nghị quyết của Đảng là đã tốt rồi.
Mời bạn đọc trở lại tham khảo qua LINK sau đây:
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/dai-hoi-dang-xi/2011/01/3ba258d1/
------------
* Tư liệu liên quan:
..." Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới"...
(Nguyễn Phú Trọng - bài Diễn thuyết tại trường Đảng Cao cấp Nico Lopez Cu Ba - 9/4/2012).
LINK:
http://vov.vn/Chinh-tri/Bai-noi-chuyen-ve-Chu-nghia-Xa-hoi-cua-Tong-Bi-thu-tai-Cuba/205986.vov
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/hocachu@ymail.com
 
DẤU ẤN TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lời nguyền tài nguyên với Việt Nam
» THƯ NGỎ GỬI ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG
» Lại chuyện tự nguyện đóng góp... trong nước mắt
» Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói về Trung Quốc
» Hoạt động khoa học và công nghệ quân sự đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Đời Sống - Xã Hội-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất