TK
Tổng số bài gửi : 9196 Hoạt Động : 18889 Join date : 29/10/2009 Đến từ : Hà Nội, Việt Nam
| Tiêu đề: Từ câu chuyện vớt xác tàu cổ Sat Sep 22, 2012 10:45 pm | |
| Từ câu chuyện vớt xác tàu cổBài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 22.09.2012, 08:13 (GMT+7)SGTT.VN - Trong khi dư luận đang xôn xao về con tàu cổ mới xuất lộ tại vùng biển Bình Châu, Quảng Ngãi thì sở Văn hoá – thể thao và du lịch thành phố Tuyên Quang ra thông báo, phát hiện một con tàu cổ trên dòng sông Lô. Chắc chắn, còn không ít “kho báu” khác đã, đang và sẽ tiếp tục bị vùi lấp dưới đáy đại dương nếu các cơ quan chức năng về văn hoá vẫn cứ thờ ơ với khảo cổ học dưới nước.Qua những mảnh vỡ được trục vớt từ con tàu đắm, các chuyên gia nhận định các hiện vật này có niên đại vào cuối thế kỷ 14 đầu 15. Ảnh: QNĐT Bị động từ A đến ZTrái với sự quan tâm của dư luận, giới khảo cổ học, thậm chí ngay cả các chuyên gia đang có mặt tại Quảng Ngãi để tìm cách cứu hộ cổ vật đều tỏ ra bình thản trước thông tin sốt dẻo về hai con tàu cổ. Nói như PGS.TS Tống Trung Tín, viện trưởng viện Khảo cổ học Việt Nam, thì cả tiềm năng di sản lẫn hiện trạng của khảo cổ học dưới nước đều đã xuất lộ từ 20 năm trước, và cho đến giờ không hề suy chuyển. Thực ra, không ít chuyên gia trong ngành đã biết tin về hai con tàu cổ từ nhiều tháng, thậm chí, nhiều năm trước, nhưng họ thiếu kinh phí lẫn phương tiện, nhân lực để tiến hành trục vớt. Nếu như không xảy ra cuộc hỗn chiến tranh cướp cổ vật của ngư dân tại Quảng Ngãi, và rất có thể tại sông Lô (Tuyên Quang) tới đây thì có lẽ, cả hai con tàu còn tiếp tục yên vị dưới nước. Điều đáng nói, đây đã là con tàu cổ thứ sáu ngoài biển khơi, con tàu cổ thứ hai dưới lòng sông được tìm thấy, nhưng các nhà khảo cổ học vẫn tiếp tục chậm chân so với ngư dân và giới săn cổ vật, ngay từ khâu phát hiện. Kết quả của sự bị động ấy là đến khi được Nhà nước tiếp quản, các kho báu dưới đáy đại dương đã bị ngư dân “rút ruột” đáng kể. Với trường hợp của tàu cổ Bình Châu (Quảng Ngãi), theo đánh giá của giới chuyên môn, thì “cứ một món đồ cổ được lấy lên nguyên vẹn, ít nhất 20 đồ vật khác đã bị phá vỡ, đạp bể”. Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao quá trình khai quật chuyên sâu các con tàu cổ lại rề rà đến thế? Câu trả lời là, vì “ba không – không kinh phí, không nhân lực, không thiết bị” như TS Tống Trung Tín đã nhận định (Sài Gòn Tiếp Thị ngày 17.9), nên phải thế! Tương tự như các con tàu cổ được cứu hộ một cách bị động trước đó, tàu cổ Bình Châu (Quảng Ngãi) cũng phải chờ… nhà thầu, và chờ đấu thầu. Ngay cả khi bỏ qua tỷ lệ ăn chia cổ vật mà đơn vị trúng thầu được hưởng thì toàn bộ quy trình đấu thầu này, theo ông Đoàn Anh Tuấn – giám đốc trung tâm UNESCO nghiên cứu, bảo tồn cổ vật Việt Nam, vẫn là phi văn hoá, bởi lẽ: làm sao có thể định giá được cổ vật còn đang chìm dưới nước. Và, càng không nên định giá, hay nói cách khác, thương mại hoá di sản văn hoá! Cổ vật vớt lên, xác tàu nằm lạiTheo thông tin từ viện Khảo cổ học, con tàu cổ tại Bình Châu (Quảng Ngãi) là con tàu thứ sáu được tìm thấy và trục vớt từ biển khơi. Nhưng, thực tế, chỉ có cổ vật được vớt lên, còn thân tàu, nói đúng hơn là xác tàu, vẫn đắm mình dưới đáy đại dương. Nguyên nhân, cũng bởi “ba không”. Giới chuyên môn, đương nhiên thừa hiểu, không chỉ có cổ vật mà thân tàu cũng là một di sản văn hoá mang nhiều giá trị, đặc biệt trong việc nghiên cứu về lịch sử ngành đóng tàu, loại hình tàu, cũng như về văn hoá, lịch sử giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Các con tàu, một khi được trục vớt, bảo quản và phục hồi, đưa ra trưng bày, chắc chắn, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành du lịch. Nhưng, không ít người cho rằng, cách bảo quản tốt nhất trong thời điểm hiện tại là… để lại xác tàu ngoài biển cả, nếu như nhìn vào tình trạng của tàu cổ Khoái Châu, được ngư dân vớt lên từ sông Hồng vào năm 2008, và sau đó được trưng bày tại bảo tàng thành phố Hưng Yên. Có hai chuyện đáng nói về con tàu này. Thứ nhất, kinh phí cho việc vớt thân tàu lên đến hơn 200 triệu đồng; kinh phí vận chuyển là 400 trăm triệu đồng, những con số chắc chắn vượt quá khả năng của khảo cổ học dưới nước, vốn vận hành theo cơ chế “ba không”. Thứ hai, một thời gian dài sau khi lên bờ, tàu cổ Khoái Châu mới được đưa về bảo tàng Hưng Yên với hình dạng không còn nguyên vẹn (bị đơn vị vận chuyển cưa đôi một phần tàu cho… tiện xê dịch). Và đến giờ, như nhận định của TS Nguyễn Đình Chiến, phó giám đốc bảo tàng Lịch sử Việt Nam, con tàu ở trong tình trạng có mái che tạm, nhưng hoàn toàn không được bảo quản và phục hồi nguyên dạng, do thiếu kinh phí. Mới đây, bảo tàng thành phố Hưng Yên phối hợp với hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Đề xuất phương pháp phục hồi, lắp ghép con tàu cổ”, đại diện cơ quan chức năng về văn hoá, các chuyên gia đầu ngành đều tham dự, nhưng một phương án cụ thể cho con tàu cổ duy nhất được trục vớt này vẫn chưa định hình. Chả trách vì sao, hỏi đến vấn đề trục vớt các con tàu cổ khác, không ít nhà chuyên môn thở dài: Thôi, cứ để dưới nước, cho lành! Hương Lan Cần sớm lập trung tâm Khảo cổ học dưới nước
Nhằm tránh tình trạng hoạt động khảo cổ học dưới nước một cách bị động, cũng như tình trạng ăn chia cổ vật do phải thuê công ty tư nhân trục vớt, ngay từ năm 2007, TS Phạm Quốc Quân, khi đó là giám đốc bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã đề xuất thành lập trung tâm Khảo cổ học dưới nước, và việc trước tiên là gấp rút tuyển chọn chuyên gia, cử sang nước ngoài đào tạo một cách bài bản. Ngoài ra, PGS.TS Tống Trung Tín cũng đã đề nghị viện Khảo cổ học Việt Nam được thành lập thêm chuyên ngành khảo cổ học dưới nước. Theo ông Đoàn Anh Tuấn, giám đốc UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật, trong hoàn cảnh hiện tại, trước khi đủ điều kiện thành lập một trung tâm khảo cổ học dưới nước đúng tiêu chuẩn quốc tế, nên thành lập trung tâm Khảo cổ học dươi nước theo mô hình thí nghiệm với cơ cấu nhân sự gọn nhẹ, bao gồm: đội thợ lặn, một đơn vị hải quân, hoạt động dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia khảo cổ học và ban giám định. Trung tâm trực thuộc bộ Văn hoá – thể thao và du lịch, có nhiệm vụ phát hiện, khai quật chuyên sâu, trục vớt cổ vật, và nếu có thể, cả thân tàu.
Tuy nhiên, nhiều năm đã qua, nhiều con tàu cổ đã được phát hiện và trục vớt theo kiểu bị động, cho đến nay, đề xuất thành lập trung tâm Khảo cổ học dưới nước vẫn chưa được cơ quan chức năng về văn hoá trả lời. | |
|