Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Biển Đông: Không chỉ là tự do hàng hải

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Biển Đông: Không chỉ là tự do hàng hải Empty
Bài gửiTiêu đề: Biển Đông: Không chỉ là tự do hàng hải   Biển Đông: Không chỉ là tự do hàng hải EmptySat Sep 15, 2012 10:07 pm

Biển Đông: Không chỉ là tự do hàng hải

Bài đăng trên Nghiên Cứu Biển Đông Thứ sáu, 14 Tháng 9 2012 00:00

Ngoài vấn đề tự do hàng hải, giới phân tích cho rằng vị trí chiến lược của Biển Đông còn ẩn chứa đằng sau nó những toan tính khác của các cường quốc.

Biển Đông: Không chỉ là tự do hàng hải 2012-09-13_150904

Tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đang gia tăng đến mức giống như một điểm va chạm chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sau một cuộc tranh cãi khó chịu giữa chính phủ hai nước này. Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích kế hoạch của Trung Quốc đặt một đơn vị quân đội đồn trú trên quần đảo Hoàng Sa, nhấn mạnh rằng hành động này sẽ làm gia tăng căng thẳng quốc tế. Bắc Kinh đã đáp trả rằng Mỹ nên để ý đến việc của chính mình hơn là “chõ mũi vào chuyện của nước khác.”

Nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi tại sao Oasinhtơn và Bắc Kinh lại đang cho phép một sự kích động mới bùng nổ trong mối quan hệ quan trọng đến mức không thể tính toán hết được giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều không may là có sự hiểu lầm đang lan rộng về lý do cơ bản của Mỹ đối với sự can thiệp ngoại giao của Oasinhtơn vào một cuộc tranh chấp lãnh hải mà Mỹ không phải là bên tham gia tranh chấp. Mặc dù các quan chức Mỹ đã nêu ra một vài quan ngại cụ thể của Mỹ về các chính sách và hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng điều mà Mỹ lo ngại nhiều nhất được hiểu một cách rộng rãi và được lặp đi lặp lại là mối đe dọa tiềm tàng đối với “tự do hàng hải:” Nước CHND Trung Hoa có thể tiến tới áp đặt các hạn chế đối với các tàu nước ngoài đi qua Biển Đông. Tuy nhiên, điều này không phải là vấn đề thực sự, mà vấn đề thực chất là sự hăm dọa, ỷ mạnh hiếp yếu.

Chắc chắn Mỹ là nước đưa ra đề xuất mạnh mẽ về tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế. Lập trường này không chỉ phản ánh cam kết của Mỹ đối với nguyên tắc tự do nói chung, mà còn phản ánh những lợi ích của một quốc gia thương mại với lực lượng hải quân giàu năng lực nhất thế giới. Khả năng nếu như tự do hàng hải ở Biển Đông lâm vào tình cảnh nguy hiểm, Mỹ sẽ xuất hiện để bảo vệ là điều không còn nghi ngờ. Tuy nhiên, hiện nay tự do hàng hải không phải là vấn đề ở Biển Đông.

Người Trung Quốc nói rằng họ không can thiệp vào hàng hải quốc tế ở Biển Đông và cũng không có ý định làm như vậy trong tương lai. Lập trường của họ có một số lý lẽ. Trung Quốc đặc biệt hay phàn nàn về sự giám sát của các tàu và máy bay Mỹ ở khu vực gần bờ biển Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến một số vụ quấy nhiễu của Trung Quốc mà một số vụ đã được báo chí đăng tải. Công ước LHQ về Luật biển cho phép do thám hạn chế ở khu vực giữa các vùng nước trong lãnh hải của một nước – 12 hải lý – và giới hạn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước đó (thường là 200 hải lý).

Người Trung Quốc tranh cãi rằng do thám không phải là “đi ngang qua một cách vô hại” và không nên cho phép thực hiện hành động đó ở trong EEZ. Đó không phải là một tranh cãi vô lý. Vì thế tình huống này đã dẫn đến một số vụ can thiệp của hải quân Mỹ vào “tự do hàng hải,” nhưng tình trạng này rất hạn chế và chỉ trong trường hợp đặc biệt. Tình huống khác, trong đó các tàu thuyền Trung Quốc can thiệp vào các tàu không phải của Trung Quốc là khi các con tàu đó tham gia các hoạt động liên quan đến việc khai thác các nguồn tài nguyên biển – như đánh bắt tôm cá hoặc chuẩn bị khoan lấy dầu mỏ, hoặc khi người nước ngoài đang nỗ lực bắt giữ các ngư dân Trung Quốc. Đây cũng là các trường hợp đặc biệt. Mặc khác, người Trung Quốc không can thiệp vào việc đi lại của các tàu chở hàng mang cờ Mỹ hay tàu của hải quân Mỹ đi qua Biển Đông. Do đó, người Trung Quốc khẳng định rằng tranh cãi về tự do hàng hải là điều không có thật – một lời khẳng định thuyết phục được nhiều nhà quan sát trung lập. Từ lập luận này, người Trung Quốc cáo buộc rằng người Mỹ đang sử dụng tự do hàng hải làm cái cớ để mở rộng chiến lược ngăn chặn sang Đông Nam Á, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc và tuyển mộ thêm các đồng minh mới tham gia vòng vây quân sự mà Mỹ đang siết quanh Trung Quốc.

Như vậy, tranh luận về tự do hàng hải cơ bản sẽ tiếp tục tồn tại. Đúng hơn, điều mà Chính phủ Mỹ sẽ nói rằng do hàng hải làm cho thế giới an toàn và tránh khỏi sự áp bức là trái với luật pháp quốc tế. Điều mỉa mai là Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện điều mà các nhà ngoại giao nước này đã lên án trong nhiều thập kỷ là “chủ nghĩa bá quyền” hay “chính trị cường quyền” – hành động của các nước mạnh ép buộc các nước nhỏ hơn phải ưu tiên các quyền lợi riêng của các nước mạnh. Sáu chính phủ tuyên bố là chủ sở hữu một số vùng ở Biển Đông. Trung Quốc không phải là nước duy nhất tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đã đơn phương tăng cường sự kiểm soát của họ đối với các vùng lãnh hải và nguồn tài nguyên ở Biển Đông trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tách biệt bản thân họ theo hai cách quan trọng và tiêu cực.

Đầu tiên, những tuyên bố của Trung Quốc đều là sự mở rộng bất thường và mơ hồ một cách có chủ đích. Bắc Kinh đã ngang ngược từ chối xác định những tuyên bố của họ dựa trên những quy định trong Công ước LHQ về Luật biển, trong đó Trung Quốc là một nước đã ký công ước. Đây là một phần trong chiến lược nhập nhằng mơ hồ mà Trung Quốc đang áp dụng để cố gắng giảm thiểu những lo ngại của thế giới và để tránh bị kiềm chế bởi Công ước LHQ về Luật biển trong khi vẫn thực hiện các hành động nhằm đe dọa các đối thủ tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông.

Thứ hai, các hành động mà Trung Quốc đã thực hiện nhằm khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông và “các hòn đảo” nhỏ của họ là mạnh mẽ hơn những hành động của các bên cũng tuyên bố chủ quyền khác. Những hành động này gồm có đe dọa và phá hoại các tàu nước ngoài, áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trong một khoảng thời gian trong năm trên một nửa Biển Đông và bắt giữ các ngư dân nước ngoài không tuân thủ lệnh cấm này. Gần đây, cũng có tuyên bố về việc tăng cường quân sự hóa của Trung Quốc trong khu vực – không chỉ là đơn vị đồn trú mới thành lập ở Tây Sa, mà còn là thông báo của người phát ngôn quân đội Cảnh Nhạn Sinh hồi tháng 6 rằng Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành “các hoạt động tuần tra thông thường và tuần tra sẵn sàng chiến đấu” ở Biển Đông. Các hành động của Trung Quốc đang là mối đe dọa bởi vì Trung Quốc là nước lớn. Không có quốc gia nào ở Đông Nam Á có thể đối chọi được với sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông. Tỷ trọng kinh tế lớn, tỷ lệ tăng trưởng nhanh và cam kết tăng cường các lực lượng quân sự của Trung Quốc đảm bảo rằng khoảng cách sức mạnh giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sẽ chỉ gia tăng nhiều hơn trong tương lai. Để làm cho cuộc tranh chấp nghiêng hơn hẳn về một bên, Chính phủ Trung Quốc gần đây đã công bố các kế hoạch tăng cường mạnh mẽ số lượng tàu tuần tra gần như là tàu quân sự - do lực lượng bảo vệ bờ biển và các cơ quan khác điều hành – mà Trung Quốc sẽ triển khai tới Biển Đông.

Hậu quả là chiến lược trên của Trung Quốc trở thành ảo tưởng giữa hai cường quốc về trật tự quốc tế ở châu Á. Ảo tưởng của Mỹ bao gồm một hệ thống các quy tắc và luật pháp quốc tế mà theo đó đảm bảo rằng trong số nhiều vấn đề, các nước nhỏ được bảo vệ trước các nước lớn hơn và các thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ công bằng. Ở phía bên kia, Trung Quốc có vẻ như muốn [color=red]khôi phục một phạm vi ảnh hưởng của người Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á như nước này đã từng có được thời xưa[color=red]. Theo sự dàn xếp này, các nguyên tắc về ảnh hưởng quốc tế sẽ phản ánh các lợi ích cơ bản của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ mong đợi các chính phủ trong khu vực không thực hiện các quyết định lớn đi ngược lại mong muốn của Trung Quốc. Sự thiếu thiện chí của Trung Quốc hiện nay trong việc đặt nền móng cho các tuyên bố của Bắc Kinh theo Công ước LHQ về Luật Biển có lẽ phản ánh ý nghĩ là bộ luật gần như hoàn toàn do phương Tây viết ra này sẽ không cần thiết khi Trung Quốc khôi phục được vị trí thống trị khu vực trong lịch sử. Một số nhà quan sát coi cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ ở Biển Đông đơn giản là một cuộc khẩu chiến giữa hai cường quốc mà cả hai đều đang tìm cách thống trị khu vực, với mỗi nước đều hành động vì lợi ích bá chủ riêng của mình hơn là bảo vệ một số nguyên tắc cao hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, sự can thiệp của Mỹ rõ ràng cùng chiến tuyến với những lợi ích của các quốc gia Đông Nam Á, những nước tìm cách tránh sự thống trị của Trung Quốc hoặc bất kỳ cường quốc nào khác. Trung Quốc hiện đang tìm cách thực hiện một trật tự theo mong muốn của nước này, trong khi Mỹ thì đang tìm cách đảm bảo rằng các quốc gia nhỏ hơn không bị nghiền nát bởi Trung Quốc. Đây là một vấn đề thực tế và các quan chức Mỹ cần làm rõ điều này./.

Theo "Asia sentinel" (ngày 5/9)

Vũ Hiền (gt)
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Biển Đông: Không chỉ là tự do hàng hải
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mỹ tổ chức hội thảo an ninh hàng hải ở Biển Đông
» Trung Quốc đưa luận điệu mới về tự do hàng hải trên Biển Đông
» Trung Quốc hung hăng chiếm biển Đông vì băng cháy
» Mỹ sẽ không để xảy ra chiến tranh ở Biển Đông
» Việt Nam không đơn độc trên biển Đông

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Biển Đông dậy sóng !-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất