Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Ba trụ cột trong chính sách thông tin về chủ quyền Biển Đông

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Ba trụ cột trong chính sách thông tin về chủ quyền Biển Đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Ba trụ cột trong chính sách thông tin về chủ quyền Biển Đông   Ba trụ cột trong chính sách thông tin về chủ quyền Biển Đông EmptyMon Aug 13, 2012 8:47 am

Ba trụ cột trong chính sách thông tin về chủ quyền Biển Đông

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 13.08.2012, 05:47 (GMT+7)

SGTT.VN - Xung quanh việc tranh chấp trên Biển Đông, lượng thông tin từ phía Trung Quốc về việc này tăng thêm mỗi ngày. Nhiều thông tin trong số đó được nguỵ tạo vì các mục đích chính trị, làm nhiễu thông tin chính thống. Như sự việc một tàu cảnh sát biển Việt Nam đuổi bốn tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của ta vào đầu tháng 7 vừa qua cũng bị cắt ghép, xuyên tạc thành bốn tàu hải giám đuổi tàu Việt Nam xâm phạm vùng biển Trung Quốc. Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất chính là việc không chỉ xuyên tạc cho hành động, mà phía Trung Quốc còn xuyên tạc lịch sử để tạo ra các cơ sở pháp lý cho yêu sách chủ quyền.

Nguỵ tạo lịch sử


Quan sát tình hình trong thời gian vừa qua, quá trình “kiến tạo kịch sử” đang được Trung Quốc đẩy mạnh trên hai hướng chính. Thứ nhất, là phương pháp “ngoại giao học thuật” mà Trung Quốc vẫn kiên trì thực hiện. Họ lập ra rất nhiều viện nghiên cứu trong nước, đồng thời cử các học giả đi nghiên cứu tại các trường đại học trên toàn thế giới, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu Biển Đông, từ đó tạo ra các ấn phẩm nghiên cứu khoa học về biển Đông mang “màu sắc Trung Quốc” và phổ biến nó trên toàn thế giới. Theo thạc sĩ Hoàng Việt, tính đến 23.9.2010, số lượng các tạp chí nghiên cứu về Biển Đông của Trung Quốc là 23.527, số lượng luận văn tiến sĩ về Biển Đông từ 1999 đến 2010 là 238. Và trong vài năm qua, Trung Quốc đã có tới 36 luận văn tiến sĩ về Biển Đông (theo thông tin từ hội thảo “Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông: lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế”, 2011).

Thứ hai, bên cạnh phương pháp ngoại giao học thuật mang tính dài hạn, Trung Quốc cũng tăng cường sử dụng phương pháp thương mại mang tính ngắn hạn để truyền bá các thông tin sai lệch của mình. Trung Quốc đã thay đổi tất cả sách giáo khoa, sách lịch sử, bản đồ… thậm chí là các thông tin trên mạng internet về đường lưỡi bò. Ngay cả Google Map và hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (NGS) cũng đã từng đăng bản đồ ghi chú sai lệch về lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ghi chú quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Và việc này đang ngày càng gây ra các hiểm hoạ khó lường khi Google Map và hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ là những tổ chức lớn, có mức độ phổ biến trên toàn thế giới. Rõ ràng Trung Quốc đang xây dựng một “mê cung thông tin” nhằm tạo ra hiểu biết chung sai lệch và ngăn chặn cộng đồng quốc tế tiếp cận những thông tin chính xác về vấn đề Biển Đông.

Chân lý không thuộc về số đông, nhưng...

Chân lý không thuộc về số đông, nhưng đi theo số đông sẽ khiến người ta cảm thấy an toàn. Khi các thông tin sai lệch tràn ngập khắp nơi và vượt trội các thông tin chính thống thì về lâu dài, có thể mọi người vẫn không tin các thông tin sai lệch nhưng nhận thức chung sẽ phần nào lung lay. Vì vậy, nếu những thông tin chính thống và xác thực không được đưa ra cho nhiều người biết tới, không được trình bày, diễn giải một cách mạch lạc và không được phổ biến rộng rãi thì cũng chả khác gì “áo gấm đi đêm”, thậm chí còn bị cho là thông tin “cá biệt”, không chính thống. Chính vì vậy, với vấn đề Biển Đông, điều cần thiết lúc này chính là một chính sách quảng bá (PR) mang tính chiến lược và thực sự bài bản, để có thể thông tin một cách hệ thống các lập luận và cơ sở pháp lý, đồng thời tuyên truyền chính sách Biển Đông của Việt Nam một cách hiệu quả, phối hợp giữa ba trụ cột chính.

Thứ nhất là thông qua ngoại giao chính thống để bẻ gãy các luận điệu xuyên tạc, phản đối các thông tin sai lệch và đưa các thông tin chính thức tới các cơ quan ngoại giao của các nước trên thế giới. Ngoại giao sẽ tạo nên sự cân bằng hơn khi đấu tranh thông tin với Trung Quốc, vì đó là thông tin chính thức giữa hai chính phủ và sự công bằng giữa các quốc gia sẽ không làm cho chúng ta lép vế như trên lĩnh vực ngoại giao học thuật, khi số lượng ấn bản hoàn toàn thua kém họ. Hơn nữa, ngoại giao cũng giúp chúng ta thu hút sự hỗ trợ cần thiết từ cộng đồng quốc tế, đồng thời tạo ra cơ hội phổ biến các cơ sở pháp lý của Việt Nam trên thế giới.

Vấn đề thứ hai là cần đẩy mạnh “ngoại giao học thuật”. Tầm quan trọng của kênh này là khơi dậy tiếng nói có uy tín nhất của những người có kiến thức sâu rộng nhất về vấn đề. “Ngoại giao học thuật” của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông mặc dù non trẻ, nhưng cũng đã tạo ra được các thành tựu không nhỏ như việc phát hiện lỗi sai trên các bản đồ của hội Địa lý quốc gia Mỹ hay Google Map, góp phần không nhỏ vào bảo vệ chủ quyền quốc gia và phản tuyên truyền đối với sự xuyên tạc của các thế lực xấu. Do đó, việc đẩy mạnh “ngoại giao học thuật” và tăng cường đầu tư là việc làm hết sức cần thiết để tạo nên “thành trì tri thức” chống lại các luận điệu xuyên tạc, đồng thời phổ biến các thông tin chính thống về vấn đề Biển Đông, từ đó giúp bảo vệ chủ quyền Việt Nam hiệu quả hơn.

Và trụ cột thứ ba chính là “ngoại giao nhân dân” nhằm biến mỗi người dân thành “một đại sứ” của quốc gia, góp phần bảo vệ tổ quốc từ chính những tế bào nhỏ nhất của xã hội. Chính phủ cần tăng cường tuyên truyền các thông tin chính thống về Biển Đông cho toàn thể nhân dân để có thể tạo nên một thế trận “ngoại giao thông tin” vững mạnh, xây dựng trên nền tảng của các cơ sở pháp lý vững chắc của Việt Nam.

Chỉ khi kết hợp triển khai nhuần nhuyễn cả ba thế trận trên trong một chính sách PR chiến lược thì mới có thể xây dựng một mặt trận ngoại giao hiệu quả, thu hút ủng hộ cộng đồng quốc tế. Có chính nghĩa không cần phải ăn to nói lớn, nhưng ít nhất cũng cần cho mọi người biết lẽ phải và sự thật thuộc về phía mình.

Vũ Thành Công
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Ba trụ cột trong chính sách thông tin về chủ quyền Biển Đông
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bắc Kinh đề xuất với Đài Bắc cùng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Đông
» Hai sách lược, năm biện pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
» Tranh chấp Biển Đông: Cách thức để các quốc gia làm rõ các yêu sách vùng biển
» Ngân sách quốc phòng Mỹ bị cắt giảm làm thay đổi cán cân quyền lực Đông Bắc Á
» Biển Đông và sự đồng thuận trong ASEAN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Biển Đông dậy sóng !-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất