Hành chính cai trị hay hành chính phục vụ?Bài đăng trên Tuần VietNamNet 18/5/2012 06:00 AMMột số vụ việc xảy ra gần đây khiến công luận phải đặc biệt quan tâm đã cho thấy hiển hiện nguy cơ lạm dụng quyền dùng vũ lực của người thi hành công vụ trong xử lý các vụ việc rối rắm trong đời sống xã hội, đặc biệt là tình huống nhạy cảm liên quan đến đất đai, giải tỏa, đền bù. Chúng còn báo động về phẩm chất đạo đức thực thi công vụ của “công bộc” đang có dấu hiệu xuống cấp, cần được quan tâm chấn chỉnh.Thiết nghĩ có hai loại hành chính song song tồn tại:
hành chính cai trị và
hành chính phục vụ (dịch vụ). Mác có nói đại ý, khi xã hội văn minh và phát triển đến một mức nào đó thì Nhà nước nhỏ lại và tiêu vong. Đó chính là Nhà nước cai trị sẽ tiêu vong và chỉ còn lại Nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính.
Xã hội ta ngày càng phát triển, nền dân chủ XHCN ngày càng củng cố, do đó không có lý do gì phát triển loại
hành chính cai trị mà ngược lại phải phát triển
hành chính phục vụ. Hành chính phục vụ sẽ hướng tới một nền hành chính gần dân, lấy nhân dân làm trung tâm (chủ thể) đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của nhân dân.
Các cấp chính quyền và công chức cần quán triệt những tiêu chí của nền hành chính phục vụ.đó là: Xử sự một cách dân chủ, không chỉ ban hành quyết định mà còn giải thích cặn kẽ rõ ràng các quyết định cho thấu tình đạt lý. Phải thông tin đầy đủ để ngăn chặn sự mất lòng tin. Cần có các công chức có chuyên môn, hiểu biết tâm lý, có kiến thức xã hội để có thái độ xử sự gần dân, thường xuyên bồi dưỡng công chức về chuyên môn nghề nghiệp, về kiến thức bổ trợ, về xã hội.
Người lãnh đạo không có sự ràng buộc nghĩa vụ trách nhiệm với đơn vị thì sẽ không có sự gần dân. Người lãnh đạo luôn phải nêu gương và đòi hỏi cao đối với công chức dưới quyền thực hiện đúng nghĩa vụ trách nhiệm của họ. Hoạt động hành chính phục vụ đòi hỏi tổ chức bộ máy hành chính thích hợp, hoạt động hiệu quả, hiệu lực.
Đất đai là một lĩnh vực có thể nói vô cùng nhạy cảm.Ảnh minh họa Phân công phân cấp trách nhiệm rõ ràng; thực hiện "một cửa"; áp dụng những tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ hoạt động hành chính; tạo sự thuận lợi tối đa cho dân. Một nền hành chính phục vụ sẽ đưa đến các lợi ích sau: Nhân dân gắn bó với địa phương mình, gắn bó với chính quyền; công chức nhận rõ sự vừa lòng hay không vừa lòng của dân (khách hàng) mà điều chỉnh thái độ, hành vi, lề lối làm việc theo hướng không ngừng hoàn thiện .
Đất đai là một lĩnh vực có thể nói vô cùng nhạy cảm. Chính vì vậy trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ khẩu hiệu "người cày có ruộng" đã tập hợp được triệu triệu người dưới ngọn cờ cách mạng, biết bao người đã ngã xuống vì lý tưởng này ! Ngày nay, bước sang một giai đoạn cách mạng mới, khẩu hiệu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh" đã quy tụ, tập hợp, đoàn kết, thu phục nhân tâm cả cộng đồng và toàn xã hội, kể cả những người còn dị biệt về chính kiến.
Thế nhưng xung quanh chuyện đất đai vẫn tiềm ẩm một nguy cơ chia rẽ nhân tâm, xáo trộn từ trong gia đình, họ tộc đến xã hội, có nhiều khi một số nơi là cái cớ, có thể bị lợi dụng, gây ra sự đối lập cộng đồng với chính quyền... Có một nhà sử học từng cảnh báo trên diễn đàn Quốc hội:
"Người nông dân mất đất là một nguy cơ của lịch sử".
Xét nhiều phương diện, điểm qua một số vụ việc có thể chia xẻ với nhận định trên. Theo tổng kết của Thanh tra Nhà nước, có đến trên 80% vụ kiện tụng đông người gay gắt, phức tạp, kéo dài, vượt cấp... là xung quanh chuyện đất đai. Chạy theo giải quyết các khiếu kiện này đã chiếm hết thời gian vật chất của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, không còn thời gian để đầu tư cho suy nghĩ xây dựng phát triển kinh tế xã hội. Có ý kiến cho rằng, đó là hệ quả của việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tấc đất tấc vàng !
Kinh tế thị trường bản thân nó không có lỗi. Có lỗi chăng là lỗi ở chính sách, thể chế chưa đủ, còn kẽ hở, bất cập, không đủ sức điều hành thị trường bất động sản trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Có lỗi chăng là trong việc điều hành xử lý cụ thể của các cấp chính quyền, của từng công chức thi hành công vụ... Chưa thật sự lắng nghe dân, tuyên truyền giải thích, chưa thật sự là công bộc, có lúc xa rời bản chất của chính quyền của dân do dân vì dân. Để sang một bên những nguyên nhân khách quan có sự kích động, gây rối... Hãy để tâm nhiều đến các nguyên nhân chủ quan, để tìm kiếm các giải pháp
Gần đây sau nhiều lần sửa đổi Luật đất đai và cả các Nghị định như Nghị định 181... đã chuyển động theo xu hướng quản lý thị trường bất động sản, giải quyết thỏa đáng hơn mối quan hệ giữa quản lý và lợi ích chính đáng của người dân.
Kinh nghiệm của nhiêu nước cho thấy,khi quy hoạch đất của nông dân để làm các khu công nghiệp, thì người có đất (nông dân) nghiễm nhiên có cổ phần trong doanh nghiệp đó. Con em họ, hoặc bản thân họ cũng được thu nhận làm công nhân trong doanh nghiệp, tất nhiên là phải qua đào tạo. Nói đến thị trường là nói đến
quyền lợi. Người dân nói chung dễ nhận thấy những quyền lợi thiết thực, cơm áo, công ăn việc làm. Đành rằng ai cũng biết xây dựng các nhà máy là để cho đất nước chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, trong đấy có bản thân họ được hưởng.
Tuy nhiên đập vào mắt họ, chỉ thấy các ông chủ doanh nghiệp đi xe đời mới, xúng xính... Còn họ thì dù ôm một cục tiền nhưng tương lai thế nào đây, ăn vài ba bữa sẽ hết, biết làm gì đây? Chính vì vậy nhiều khi họ bị kích động sinh ra những vụ việc như bao vây nhà máy, khống chế vào ra làm ăn của các ông chủ, đòi yêu sách...
Thật ra người dân rất sòng phẳng, có truyền thống xử lý các mối quan hệ về lợi ích giữa cá nhân, cộng đồng rất hài hòa, hợp lý, lòng nhân ái luôn tràn đầy thời nào cũng có. Vẫn còn đấy nhiều tấm gương, địa phương nào cũng có, các bà mẹ tuy nghèo vẫn tự nguyện hiến đất xây trường, nhiều hộ có đất cho các hộ nghèo không đất, mượn đất sản xuất vài ba vụ để thoát nghèo... Vấn đề là cán bộ, công chức chính quyền phải gần dân, lắng nghe nguyện vọng, kiên trì và biết cách giải thích, hạn chế tối đa việc sử dụng biện pháp hành chính tùy tiện... đặc biệt là chính sách vi mô phải gắn được quyền lợi trực tiếp của dân với đất, dù đã chuyển mục đích sử dụng. Những năm qua cũng rộ lên phong trào dân tự nguyện hiến đất mở đường, mở hẻm.
Nghĩa cử đó là cái gì? Đó là các cấp chính quyền ở các địa phương trên, Đảng, Mặt trận các đoàn thể... đã làm đúng khẩu hiệu khó vạn lần dân liệu cũng xong.
Diệp Văn Sơn