Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Dân chỉ mong: Nghiêm từ trên

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Dân chỉ mong: Nghiêm từ trên Empty
Bài gửiTiêu đề: Dân chỉ mong: Nghiêm từ trên   Dân chỉ mong: Nghiêm từ trên EmptyWed Feb 01, 2012 6:40 am

Dân chỉ mong: Nghiêm từ trên

Bài đăng trên báo Đại Đoàn Kết (31/01/2012)

Với Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng đã nhìn thẳng vào chỗ yếu rất căn bản là kỷ cương, kỷ luật không nghiêm từ trên và thẳng thắn nhận xét tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đang thách thức sự tồn vong của chế độ.

Dân chỉ mong: Nghiêm từ trên 2012_31_12_anhthay
Cần có biện pháp mạnh để hạn chế
việc sử dụng xe công sai mục đích
Ảnh: HOÀNG LONG

25 năm đổi mới, mấy lần Đảng kêu gọi nhìn thẳng vào sự thật để xây dựng Đảng nhưng khi triển khai thì các ngành, các cấp thường nặng về nói và có làm thì cũng như Hội nghị Trung ương 4 đã nhận xét chỉ làm chiếu lệ khiến suy thoái về mọi mặt trầm trọng hơn trước nhiều. Ngay sau Hội nghị Trung ương 4, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói: "Hồi trước Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói nhà dột từ nóc, bây giờ cái nhà không chỉ từ nóc mà dột nhiều chỗ khác nữa”.

Ta coi nhẹ cái nóc quá lâu, không củng cố các cơ quan lãnh đạo trong khi một số nước giàu có hơn ta, đang bỏ xa ta, thường xuyên giữ vững kỷ cương phép nước từ bên trên. Bà M. Lakhin đã được cử làm lãnh tụ Đảng Xã hội - Dân chủ và đương nhiên sẽ là Thủ tướng Thụy Điển vì là đảng cầm quyền. Báo chí phát hiện bà đã sử dụng thẻ tín dụng "Eurocard” (thẻ này chỉ dùng để thanh toán những chi phí liên quan đến công tác) để thanh toán một số chi phí cá nhân như mua quần áo, trả tiền thuê xe và thuê phòng ngủ khi đi nghỉ hè..., tất cả khoảng 8000 đôla Mỹ. Bộ phận kế toán nhắc nhở, bà đã thanh toán ngay và thanh minh đã quên vì sơ suất nhưng tiêu chuẩn đạo đức chính trị đặc biệt đối với đảng cầm quyền buộc bà phải từ chức. Một đảng viên khác đã được bầu thay bà làm lãnh tụ đảng và thủ tướng. Vua và Hoàng hậu Thụy Điển sang thăm Việt Nam bằng máy bay thương mại, đến Thái Lan ông bà cũng đợi ở sân bay để đáp máy bay dân dụng Bangkok - Hà Nội. Nhà báo ta hỏi một quan chức đi theo nhà Vua tại sao không dùng chuyên cơ, quan chức này trả lời: "Ngân sách nhà nước dành cho Hoàng gia do Quốc hội quyết định rất có hạn, Vua và Hoàng hậu đi thăm nước ngoài không thể dùng chuyên cơ”. Lãnh đạo Singapore đi ra nước ngoài, có lần sang ta cũng dùng máy bay thương mại. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Rudoff Seharping bị cách chức vì nhận mấy bộ comple đắt tiền do một doanh nghiệp tặng. Hai Quốc vụ khanh của Chính phủ Pháp bị cách chức, một người dùng tiền ngân sách thanh toán tiền hút xì gà Cuba (loại thuốc hút đắt nhất thế giới), một người đi công vụ lại thuê máy bay riêng quá tốn kém.

Đụng chạm đến ngân sách dù món tiền không lớn nhưng đã là lãnh đạo cao càng phải trả giá rất đắt, không thể chỉ kiểm điểm và hứa hẹn. Qua những sự việc cụ thể nói trên cho thấy với lãnh đạo bên trên, các nước có chế tài chặt chẽ và kỷ luật nghiêm ngặt bắt buộc lãnh đạo phạm sai lầm phải biết tự xử để Nhà nước khỏi phải can thiệp. Còn ở ta, có những cán bộ gây tổn thất lớn cho ngân sách đều an toàn tại chức và người tốt thấy xung quanh kiếm lợi dễ dàng cũng dễ làm theo. Mua xe công vượt giá nhà nước quy định, ít nhất mỗi xe vượt 100 triệu đồng, nhiều xe khác vượt 200 - 300 triệu. Chủ tịch một thành phố đến dự họp Quốc hội dùng xe giá gần 4 tỷ đồng. Mỗi xe lãng phí ngân sách một khoản tiền lớn nhưng người dùng xe công cũng như ngành quản lý xe công không ai bị kỷ luật hoặc phải bồi thường, coi như việc mua xe công vượt giá Nhà nước quy định là một thứ đặc quyền đặc lợi nên người khác cũng làm theo. Cuối năm 2004 đã có 6.000 xe công mua vượt giá Nhà nước quy định đến cuối năm 2005 không còn con số cụ thể vì thay đổi hàng ngày nhưng tại Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết số xe công mua vượt giá Nhà nước quy định phải bãi sông Hồng mới chứa hết. Bộ máy Đảng và Nhà nước ta hiện có đến ba vạn xe công, phần lớn còn mới. Mỗi lãnh đạo một xe đã thành thói quen, ba ông, cùng một ngành, ở cùng khu vực đi làm vẫn ba xe đến đón chứ các ông không chịu ngồi chung xe. Tiêu chuẩn, định mức dùng xe công từ lâu đã quy định nhiều cơ quan, bộ, ban ngành chỉ có thủ trưởng được cấp xe công thế nhưng dần dần "xé rào” cấp phó cũng có xe công vì vậy ở ngành nào, địa phương nào cũng "lạm phát” cấp phó. Cục, vụ, viện, ủy ban... có năm, bảy cấp phó là chuyện bình thường. Vào cơ quan cứ tưởng có cuộc họp gì quan trọng vì xe công đậu đầy sân.

Nước Pháp giàu có hơn ta nhiều, quan chức Pháp được cấp xe công muốn đổi xe mới, ngay cả Thủ tướng Pháp cũng phải báo cho Cục quản lý công sản Chính phủ biết. Ở đây có bộ phận chuyên khám xe công, thấy xe đã cũ, cần phải thay mới được thay. Cơ quan, cảnh sát chỉ công nhận quan chức được dùng xe mới với điều kiện phải có chứng nhận của Cục quản lý công sản Chính phủ để đảm bảo không thể có xe dùng còn tốt vẫn bị loại bỏ để được mua xe mới. Ở ta, không ít lãnh đạo các cấp dùng xe công thay xe mới rất dễ dàng, rất ít lãnh đạo sử dụng xe công của người tiền nhiệm. Báo chí đưa tin, Chủ tịch một tỉnh miền núi 5 năm thay 5 xe, tất nhiên xe sau đắt tiền, sang trọng hơn xe trước. Điều đáng ngạc nhiên là lãng phí của công quá quắt như thế vẫn không bị kỷ luật. Người lãnh đạo không quý trọng tiền của, tài sản nhà nước vì họ đã đứng trên, đứng ngoài kỷ cương, kỷ luật.

Ông Alain Juppé hồi làm Thủ tướng Pháp, con trai ông thuê nhà của Nhà nước, tiền thuê rẻ hơn những người thuê khác 10%. Báo chí Pháp phát hiện, con trai Thủ tướng phải trả lại ngay nhà cho Nhà nước, nếu không bố phải trả lời trước Quốc hội. Thuê nhà được ưu tiên rẻ hơn có 10%, số tiền nhà nước thiệt chẳng là bao nhưng đã là tiền dân đóng thuế thì một đồng cũng hết sức nghiêm ngặt. Càng dễ hiểu tại sao lãng phí xe công rất khó xảy ra ở Pháp. Ông Netanyahu lần đầu là Thủ tướng nước Itsrael yêu cầu Văn phòng Nội các ngưng chi trả tiền thuốc lá cho ông và khách của ông sau khi báo Yediot Ahronot tiết lộ khoản chi phí mỗi năm. Ban đầu Văn phòng của ông viện cớ, các thủ tướng tiền nhiệm hút thuốc lá và đãi khách đều do ngân sách nhà nước thanh toán. Báo chí đã đưa ra tài liệu cụ thể để thấy Thủ tướng tiền nhiệm Rabin đã bỏ tiền túi để hút thuốc lá và đãi khách. Thuốc lá còn nghiêm ngặt như thế chưa nói bia, rượu càng tuyệt đối không được dùng tiền ngân sách thanh toán. Đoàn nhà báo ta sang thăm Hàn Quốc, bạn chiêu đãi chạm cốc hẳn hoi nhưng không phải rượu hoặc bia mà là nước lọc, các cơ quan, công sở Hàn Quốc không được dùng bia, rượu mời khách, trong nội bộ càng cấm triệt để vì dân coi việc dùng tiền ngân sách thanh toán bia, rượu là một tội không thể tha thứ.

Ở nước ta, từ Đại thắng mùa Xuân 1975 cho đến nay đã 37 năm. Các cơ quan, quân, dân, chính, Đảng trên cả nước khi chiêu đãi khách quốc tế và trong nước dùng bia, rượu rất phổ biến, chủ động hơn khách vì mỗi bữa chiêu đãi là một dịp uống bia, rượu thỏa thích. Lãnh đạo các bộ, ban, ngành về các địa phương hầu như bữa nào cũng có bia rượu và thường là rượu ngoại. Đã uống không mất tiền thì người không nghiện cũng dễ thành nghiện. Chưa bao giờ đảng viên, cán bộ ta lại dùng bia, rượu nhiều như hiện nay.

Thụy Điển, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Singapore, Israel đều là những nước theo cơ chế thị trường, họ rất giống nhau ở kỷ cương, kỷ luật rất nghiêm từ bên trên, lãnh đạo càng lên cao từ chức và cách chức càng là chuyện bình thường. Tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng... phạm sai lầm, gây thiệt hại cho ngân sách đều phải biết tự xử nếu không sẽ phải trả lời trước Quốc hội không thể dám coi thường sức ép của cử tri. Lãnh đạo cao có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống bị thay thế ngay. Tổng thống chỉ nói mấy câu không có lợi cho đất nước cũng đủ để dân gợi ý có nên tại chức nữa không. Người ta không bao giờ sợ thiếu người tài và vì vậy cơ quan đầu não luôn luôn tập trung người có thực tài. Quyền của dân rất lớn, Vua và Hoàng gia cũng chỉ được chi tiêu trong khuôn khổ Quốc hội quy định.

Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường nhưng chưa chuyển hẳn. Bao cấp còn nặng nề, kỷ cương phép nước rất lỏng lẻo nhất là bên trên từ thời tập trung, quan liêu vẫn tồn tại đến ngày nay. Chính sách cán bộ vẫn chưa thoát nếp cũ đã quá lạc hậu như sợ không có đủ người thay thế nên không dám kỷ luật cán bộ phạm tội. Đây là cái cớ cực kỳ nguy hiểm để các cán bộ đã hư hỏng vẫn đàng hoàng tại chức, yên chí "có vào không ra, có lên không xuống”. Không kịp thời khắc phục tư tưởng đã quá lỗi thời đó thì bộ máy Đảng và Nhà nước không những trì trệ mà còn giảm hiệu lực. Quốc hội chưa thực sự có thực quyền, biểu hiện cụ thể ở việc chi ngân sách nhà nước rất lãng phí. Suốt 25 năm đổi mới vẫn dùng tiền dân đóng thuế chi cho bia rượu, lãng phí xe công vẫn chưa có nước nào sánh kịp. Chuyện hai công nhân lấy cắp tivi của cơ quan phải ra tòa chịu án tù làm cho nhiều người suy nghĩ. Lãnh đạo gây lãng phí hàng trăm triệu đồng ngân sách, rất công khai và đều an toàn tại chức. Một cán bộ về hưu kể lại, ông vào trại giam thăm đứa cháu ngoại cùng bạn nó ăn cắp ba cái quạt máy ở phân xưởng bố nó là quản đốc. Cháu ông đã nói với ông: "Chúng cháu bị bắt quả tang, chúng cháu có tội nhưng mấy ông cùng nhà máy với bố cháu dùng ôtô nhà máy mang hàng buôn bán kiếm tiền chia nhau làm nhà, làm cửa, chưa kể các ông ăn uống lu bù, chẳng phải bỏ tiền túi bao giờ, lấy của Nhà nước gấp bao nhiêu lần ba cái quạt nhưng mấy ông lại chẳng làm sao cả”.

Chuyện Nhà nước mất ba cái quạt đăng báo Đại Đoàn Kết (ngày 11-8-1990) với đầu đề bài báo "Chuột nhắt và hùm beo” nói về việc chống tham nhũng, lãng phí ngân sách nhà nước, ta mới ra sức chống "chuột nhắt” (chỉ dám ăn vụng miếng cá) chứ còn rất coi nhẹ chống "hùm beo” (dám cuỗm cả con bò, con lợn). Cho đến nay đã gần 22 năm. Vào đầu Xuân Nhâm Thìn 2012 đọc lại bài báo kể trên thấy tình hình vẫn chưa khác trước là bao. Ngân sách nhà nước vẫn chi cho bia rượu, không rõ kéo dài đến bao giờ, còn lãng phí xe công vẫn chưa giảm bớt. Từ chức và cách chức vẫn xa lạ với Nhà nước ta. Bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội vẫn chưa thực hiện nổi. Đây là những điểm tựa để những cán bộ phạm tội vẫn lên lương, lên chức. "Chuột nhắt” vẫn bị trừng trị đích đáng, còn "hùm beo” vẫn tận hưởng tiền của, tài sản nhà nước vơ vét được.

Sau Hội nghị Trung ương lần thứ tư, với quyết tâm rất lớn thực hiện thành công Nghị quyết về xây dựng Đảng, chắc chắn kỷ cương, kỷ luật ở nước ta từ bên trên sẽ rất nghiêm như ở các nước giàu có hơn ta, đang bỏ xa ta.

Thái Duy

(Những chữ in đậm do tôi nhấn mạnh - TK)
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Dân chỉ mong: Nghiêm từ trên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mộng trong mộng.!
» Nghiệm...
» Xử thật nghiêm!
» Chơi, Mò Mẫm, Thử Nghiệm
» Kinh Nghiệm NET

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Đời Sống - Xã Hội-
Chuyển đến 
Free forum | Nghệ thuật | Văn học, Thơ ca | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất