Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Điểm 0 môn lịch sử: Tại sao và phải làm sao?

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Điểm 0 môn lịch sử: Tại sao và phải làm sao? Empty
Bài gửiTiêu đề: Điểm 0 môn lịch sử: Tại sao và phải làm sao?   Điểm 0 môn lịch sử: Tại sao và phải làm sao? EmptyTue Aug 02, 2011 6:38 pm

Điểm 0 môn lịch sử: Tại sao và phải làm sao?

Tác giả: Hà Văn Thịnh

02/08/2011 05:00 GMT+7

Lịch sử sẽ trở nên hấp dẫn, lung linh và rạo rực trong huyết quản của con người khi ta biết vì sao sai. Bài học cần thiết của sự thất bại là gì? Sự bắt chước lịch sử để tái diễn các thảm họa nằm ở những căn nguyên nào...

Kết quả đáng buồn của kỳ thi đại học 2011, môn Lịch sử với hàng ngàn điểm 0 và số bài thi đạt từ 5 điểm trở lên quá ít ỏi đã làm cho dư luận phải bàng hoàng. Tại sao lại như thế và giải pháp ở đâu là mục đích của bài viết này. Tất nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân, rất mong nhận được sự góp ý của quý vị gần xa...

Từ cách ra đề lẫn đáp án...

Trước hết là chuyện liên quan đến đề thi và đáp án. Về đề thi, câu III (2 điểm) tự nó đã sai về nội hàm khi đánh đố học sinh rằng ta đã "đánh cho Mỹ cút bằng thắng lợi nào"? Học sinh phải tìm cho ra 1 thắng lợi (và chỉ 1 mà thôi)? Trong khi ai cũng biết rằng Hiệp định Paris (theo đáp án) chỉ là "1 trong 3" của "gói" thắng lợi là cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè 1972, Điện Biên Phủ trên không và Hiệp định.

Làm sao có thể buộc học sinh phải "giỏi" như thầy, nhìn một cái là ra ngay (theo ý nghĩ chủ quan của thầy)? Đây là cái sai khó chấp nhận của người ra đề. Phần riêng (3 điểm), thực chất khiến thí sinh phải bất lực hoàn toàn trước 1 trong 2 câu không thể làm được (do thời gian và trình độ).

Kể cả người viết bài này- thuộc lòng gần như toàn bộ chương trình lịch sử lớp 12 cũng không thể làm được. Làm sao có thể phân định được EU là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh? Học sinh có quyền phán đoán (không hề sai) rằng Liên Hợp Quốc mới là tổ chức lớn nhất.

Thời mốc 1951 mang tính đánh đố chẳng khác gì rung chuông vàng. Câu IV (B) còn đi xa hơn nữa khi bắt học sinh phải tóm tắt sự ra đời của các quốc gia độc lập Đông Nam Á trong năm 1945. Nếu theo đáp án, chỉ cần bác sĩ Sukarno tuyên bố hơn 20 chữ là "tóm tắt sự ra đời" của 1 quốc gia thì đến trời cũng phải bó tay!

Đó là chưa nói chuyện đáp án đã sai hoàn toàn khi khẳng định nhân dân cả nước Indonesia nổi dậy giành chính quyền(!) Ở đâu và bao giờ có chuyện đó?

Điểm 0 môn lịch sử: Tại sao và phải làm sao? Diem-0-mon-su_1312188030
Hàng ngàn điểm 0 môn lịch sử trong kỳ thi đại học 2011. Ảnh minh họa: Văn Chung
....Đến việc "xơ cứng hóa" lịch sử

Một môn học hay một con người làm cho người ta (người khác) nhàm chán chính là do tự nó. Cách nghĩ cho rằng hàng ngàn điểm 0 môn Lịch sử là bình thường có rất ít bóng dáng của sự thuyết phục. Ít nhất, nó không tương thích với "trình độ" của trên 95% đỗ tốt nghiệp THPT. Hoặc, nếu cho rằng đó là căn bệnh của thời đại thì trả lời sao đây khi học sinh Mỹ - trong một nền kinh tế đỉnh cao, vẫn rất say mê lịch sử của một đất nước chỉ có mấy trăm năm?...

Chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề để tìm ra những căn nguyên của sự học sinh chán học Lịch sử (thờ ơ, không thích, không chú ý lắm... chỉ là cách làm mềm đi những vết cắt nhọn sắc của nỗi đau lòng).

Thứ nhất, việc "xơ cứng" hóa lịch sử đã bào mòn tính hấp dẫn, bất ngờ, sinh động của các diễn biến, nhân cách hoặc sự kiện lịch sử nhiều biến động, nhiều thăng trầm. Nếu lịch sử (tức là cuộc đời) mà chỉ có thắng và thắng, không đau đớn, không sai lầm thì chẳng ai tin.

Thứ hai, trong 9 năm học (từ lớp 4 đến lớp 12), học sinh phải học đi học lại 3 lần lịch sử từ cổ đại đến hiện đại. Các cấp học đó cao hơn về nguyên tắc nhưng trên thực tế không hề làm cho lịch sử mới hơn, hấp dẫn hơn mà chỉ làm cho nó dài thêm, nhọc nhằn hơn và nặng nề hơn. Tại sao chúng ta không chịu hiểu ông cha đã nhắc nhở rằng Rượu nhạt uống lắm cũng say/ Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm?

Thứ ba, SGK khô khan và liên tục biến lịch sử thành sự áp đặt của người biên soạn. Sự khiên cưỡng và tẻ nhạt của vấn đề làm cho lịch sử trở thành môn học của máy móc, thuộc lòng. Khi những con người trẻ tuổi cảm thấy bị áp đặt nhận thức, họ sẽ tìm cách thoát ra cho bằng được.

Việc "xơ cứng" hóa lịch sử đã bào mòn tính hấp dẫn, bất ngờ, sinh động của các diễn biến, nhân cách hoặc sự kiện lịch sử nhiều biến động, nhiều thăng trầm. Nếu lịch sử (tức là cuộc đời) mà chỉ có thắng và thắng, không đau đớn, không sai lầm thì chẳng ai tin.

Chán học hay tẩy chay môn học bằng cách không học là một thái độ phản ứng. Nên hiểu vấn đề theo cách này mới giải quyết được tận gốc của nan đề.

Thứ tư, nếu suốt đời 1 môn học chỉ bị coi là môn phụ thì lẽ dĩ nhiên nó sẽ phải bị đối xử một cách tàn tệ. Tại sao không coi lịch sử là một phần không thể thiếu được của văn hóa - đạo đức học- giáo dục công dân- truyền thống và lòng yêu nước?

Tại sao không thể vừa giáo dục đạo đức, văn hóa và truyền thống thông qua một bài học lịch sử cụ thể từ một nhân vật lịch sử cụ thể?

Giải pháp ở đâu?

Phải thay đổi cách dạy và học môn sử về mặt triết lý. Hãy nhớ đến lời khuyên của một bậc hiền triết: Từ khi có các nhà sử học, lịch sử không còn là lịch sử nữa. Học theo cách đó, có thể nói rằng từ khi có "nguyên tắc" biên soạn SGK như hiện nay, lịch sử đã trở thành nơi nhào trộn của các chuyên gia "bất cần sự thật" mà chỉ viết như họ nghĩ và họ muốn.

Chúng ta đã quên mất rằng vì mải mê "nhào nặn" lịch sử nên nó mới trở nên đáng thương và sự thiếu tôn trọng như ngày nay. Lịch sử sẽ trở nên hấp dẫn, lung linh và rạo rực trong huyết quản của con người khi ta biết vì sao sai. Bài học cần thiết của sự thất bại là gì? Sự bắt chước lịch sử để tái diễn các thảm họa nằm ở những căn nguyên nào...

Lịch sử không thể lặp lại nên dạy và học sử cũng không thể cứ nói đi nói lại về "tài năng", "sáng tạo" đến mức... mỏi tai! Cấp tiểu học và THCS chỉ nên dạy những sự kiện, nhân vật lịch sử đặc thù nhằm làm cho học sinh cảm nhận được những cách thức khác nhau, khi con người tạo lập lịch sử của chính mình.

Đến cấp THPT, khi học sinh có đủ tâm và tầm của nhận thức sẽ bắt học theo nguyên tắc: Đã là trí thức thì không thể không hiểu một cách tường tận lịch sử nước nhà, lịch sử nhân loại. Tại sao không thể nhân 2, nhân 3 hệ số điểm để vừa khuyến khích, vừa bắt buộc?

Tất nhiên đây chỉ là 1 cách gợi ý vì sẽ còn các kiến giải khác hay hơn, hợp lý hơn. Học lịch sử tức là củng cố, bồi dưỡng, nuôi nấng cho tâm hồn dân tộc, giống nòi, truyền thống được xanh tươi mà ta lại cứ cố tình làm thui chột nó, hời hợt hóa nó thì ai có thể yêu, có thể biết đúng - sai?

"Dân ta phải biết sử ta" đã và đang bị biến thể hóa thành nỗi buồn chua chát. Trong khi đó, sự nguy nan của vận nước, sự thách thức của truyền thống quật cường bất khuất lại ngày càng gay gắt hơn. Sự vô cảm - căn bệnh nan nguy nhất của hiện tại một phần lớn bắt nguồn từ sự làm mai một hóa, lệch lạc hóa bản chất của văn hóa - lịch sử nước nhà.

Đó là một thực tế không thể biện minh. Lịch sử dân tộc được trình bày trong các cấp học phổ thông, về hình thức và nội dung, chẳng có gì khác với lịch sử chính trị. Trẻ con có cần nhiều đến thế "phần chính trị" trong tâm hồn, nhận thức hay không, không chỉ là câu hỏi về giáo dục học mà là câu hỏi về triết lý DẠY và HỌC?

Hãy đem lịch sử dân tộc về với quần chúng để mỗi đứa trẻ biết rằng không chỉ mỗi Nguyễn Tất Thành là "tiếp xúc với văn minh Pháp" (như 0,5 điểm trong đáp án môn lịch sử vừa rồi) mà phải dạy để chúng hiểu rằng tại sao Nguyễn Tất Thành, vượt qua tầm nhìn, cách nghĩ của nhiều người khác, nhìn và thấy được ánh sáng lấp lánh của nền văn minh đó.

Rõ ràng, cùng một vấn đề nhưng cách người dạy, người ra đề khác hẳn cách học, cách hiểu của người hiểu đề - chính là nguyên nhân đầu tiên làm cho lịch sử dân tộc trở thành số 0 tròn trĩnh theo đúng cả nghĩa đen và bóng của kỳ thi ĐH khối C vừa rồi...
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Điểm 0 môn lịch sử: Tại sao và phải làm sao?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quân đội phải bảo vệ dân, giúp dân… chứ không phải đi tham gia cưỡng chế
» Lịch sự.
» Vô-va 5: Thi lịch sử.
» Nhà sử học Dương Trung Quốc: Cần một tư duy lịch sử
» Bài học lịch sử

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Đời Sống - Xã Hội-
Chuyển đến 
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất