Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Bình thường và không bình thường

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Bình thường và không bình thường Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình thường và không bình thường   Bình thường và không bình thường EmptyTue Aug 02, 2011 4:13 pm

Bình thường và không bình thường

02/08/2011

"Hàng ngàn điểm 0 môn Sử là bình thường”. Người đứng đầu Bộ GD&ĐT của Việt Nam đã trả lời báo chí như vậy bên hành lang Kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII về hiện tượng điểm thi môn Lịch sử thấp kỷ lục trong kỳ thi đại học vừa qua.

Bình thường và không bình thường 2011_183_12_A
Học lịch sử để hiểu biết truyền thống,
bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc
Ảnh: Thái Sơn

Vâng, đúng là "bình thường” thật! Vì đâu phải đến bây giờ, năm thứ 11 của thế kỷ XXI, nền giáo dục Việt Nam mới có hiện tượng này. Ngay từ năm 2005, năm thứ 4 thực hiện kỳ thi đại học 3 chung, cả xã hội "bàng hoàng” về môn Sử (Báo Tuổi trẻ ngày 4-8-2005). Trong tổng số 23.588 thí sinh dự thi khối C thì có đến 13.820 điểm dưới 1 (chiếm 59%), tập trung chủ yếu vào môn Sử và chỉ có 2.296 thí sinh đạt điểm trên trung bình (9,7%). Dư luận lúc ấy đã than vãn: "Chưa bao giờ kết quả thi môn Sử lại đáng báo động như kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2005 vừa qua”. Đến năm 2011, lời than vãn ấy dường như lặp lại: "Chưa có năm nào kết quả môn Sử lại thấp như năm nay”, thấp không ngờ, thấp thê thảm, thấp nhất trong lịch sử thi đại học môn Lịch sử...

Sự kiện môn Sử năm 2005 đã tốn khá nhiều giấy mực và công sức của các nhà báo, nhà sử học, nhà giáo... để tìm ra nguyên nhân lý giải cho sự "tụt dốc” của môn Sử, đồng thời chỉ ra những giải pháp "vực dậy” lĩnh vực giáo dục lịch sử nước nhà. Nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, diễn đàn... về việc dạy và học Lịch sử đã được tổ chức. Tiêu biểu như Hội thảo "Thực trạng - Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Sử trong trường phổ thông theo hướng đổi mới phương pháp dạy-học” được tổ chức ngày 8-11-2005 tại TP.Hồ Chí Minh. Nhưng hình như những giải pháp đưa ra lúc ấy chưa được đúng và trúng cho lắm, hoặc là "phương thuốc” hay nhưng người ta không chịu thực hiện hay thực hiện nửa vời nên "căn bệnh nan y” ấy vẫn tái diễn và ngày càng trầm trọng. Cho đến nay "căn bệnh nan y” ấy lại được coi là "bình thường”, không phải là "thảm họa”?

Cổ nhân đã từng dạy "Lịch sử là thầy giáo của cuộc sống”, "Lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai”, nó góp phần lớn trong việc hình thành nhân cách công dân. Liệu xã hội có phát triển một cách cân bằng hay không khi một bộ phận tinh túy của xã hội, những chủ nhân tương lai của đất nước bị "mất đuốc”? Sẽ là "thảm họa” cho thế hệ học sinh hôm nay nếu cho rằng hàng ngàn điểm 0 không phải là "thảm họa”!

Trở lại cuộc phỏng vấn người đứng đầu ngành GD&ĐT, những lời biện hộ của ông e rằng chưa làm người nghe "tâm phục, khẩu phục”. Kết quả môn Lịch sử trong kỳ thi đại học vừa rồi quá thấp không phải là do "cơ hội tìm việc làm của những người giỏi Sử ít”, "do cách mạng khoa học - công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động”, do học sinh mải "học ngoại ngữ, học tiếng Anh, học tin học”, mà là do chương trình giảng dạy môn Lịch sử hiện nay quá nặng nề, khô khan khiến học sinh phải nhồi nhét, học vẹt dẫn đến "tẩu hỏa nhập ma”, khi thi tư duy lẫn lộn, viết lan man, rồi điểm kém. Học sinh phổ thông không phải ai học Sử cũng là để xin việc, để thi đại học. Học Lịch sử là để "hiểu biết truyền thống, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm”. Vậy nên phải dạy Sử làm sao cho học sinh không ghét Sử, không sợ Sử và xã hội không thờ ơ với Sử! Nếu chương trình nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giờ học Lịch sử hấp dẫn chắc chắn sẽ thu hút được các em, các em sẽ trở nên thích Sử và yêu Sử, có động lực để học Sử, tất yếu khi kiểm tra kết quả sẽ là khá và giỏi, chí ít cũng trên trung bình. Khi thi đại học sẽ "có sự phân loại để rõ ra người giỏi, người khá, người yếu kém để tuyển chọn” nhưng "tính phân hóa” đó không quá cao như bây giờ và không ở trạng thái "âm thịnh” như bây giờ: trên 98% bài thi đại học môn Sử dưới điểm trung bình và hàng nghìn điểm 0.

Rất đồng tình với Bộ trưởng rằng: "Đổ hết tất cả việc ấy cho vấn đề dạy học thì không đúng”. Vì ai là người có thẩm quyền quy định việc dạy và học nói chung, dạy-học môn Sử nói riêng? Sách và thầy - chương trình giảng dạy và người dạy - hai yếu tố quan trọng nhất trong quá trình dạy-học do ai ban hành và quản lý? Chính là cơ quan quản lý Nhà nước về GD&ĐT. Cơ quan ấy có vai trò quan trọng trong quyết định có đổi mới nội dung, phương pháp dạy-học hay không, đổi mới đến mức độ nào để tạo ra hiệu quả nhất. Nếu đã coi Lịch sử là môn phụ thì đừng đặt trọng trách lớn lên "vai” nó, chương trình giảng dạy thu nhỏ đi, bắt học sinh học ít thôi. Còn nếu coi Lịch sử là một trong những môn có khả năng giáo dục nhân cách cho học sinh tốt nhất thì đừng coi nhẹ, bạc đãi nó, cần nâng đỡ từ tinh thần đến vật chất cho nó, tinh giản nó theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp thu và gắn với thực tiễn cuộc sống. Sự mâu thuẫn ở đây quả là "không bình thường”!

Ngô Quang Chính
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Bình thường và không bình thường
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Rất không bình thường, thưa Bộ trưởng!
» Phạm Thanh Bình: Là người nhà nước, tôi không có tiền bồi thường
» Trở Lại Bình Thường
» Bình Thường
» Bất Bình Thường?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Đời Sống - Xã Hội-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất