Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Hòa bình là truyền thống, đạo lý và khát vọng của dân tộc Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Hòa bình là truyền thống, đạo lý và khát vọng của dân tộc Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Hòa bình là truyền thống, đạo lý và khát vọng của dân tộc Việt Nam   Hòa bình là truyền thống, đạo lý và khát vọng của dân tộc Việt Nam EmptySat Jul 09, 2011 11:57 am

Hòa bình là truyền thống, đạo lý và khát vọng của dân tộc Việt Nam

Thứ Sáu, 08/07/2011, 21:55 (GMT+7)

QĐND - Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của công tác quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay là: “Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc… giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia”. Để thực hiện mục tiêu đó chúng ta cần nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của Cách mạng Việt Nam, và một trong những kinh nghiệm quý báu đó là bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.

Đối với dân tộc ta, hòa bình là một giá trị đặc biệt. Đó không chỉ là truyền thống, là triết lý, là khát vọng của dân tộc, là điều kiện xây dựng đất nước, mà còn là bản chất của chế độ xã hội, là đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Hơn một nửa thế kỷ qua, kể từ khi dân tộc ta giành được độc lập cho đến nay (1945 - 2011), chưa bao giờ Chính phủ Việt Nam phát động chiến tranh, cho dù đó là chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Các cuộc chiến tranh chống thực dân xâm lược trong thế kỷ XX đều do các thế lực ngoại xâm gây sức ép, khởi sự và khi tất cả các giải pháp phi vũ trang, duy trì hòa bình không còn nữa. Còn nhớ, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới… Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”… Chúng ta “phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước…” (1).

Về bài học kinh nghiệm về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, Đảng ta nhấn mạnh: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố thời đại”. Thế giới ngày nay đã khác những năm đầu của thập kỷ 40 thế kỷ XX, khi chúng ta còn phải đơn độc chống lại các thế lực xâm lược, cũng khác với thời kỳ "chiến tranh lạnh" - khi độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của mỗi nước đều ít nhiều lệ thuộc vào một siêu cường. Ngày nay hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển đã trở thành xu thế lớn, một giá trị của thời đại... Tất cả các quốc gia, dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phát triển hay chưa phát triển đều có quyền và trách nhiệm tôn trọng các giá trị chung đó. Việc tuân thủ các nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc, của luật pháp quốc tế được xem là công lý của nhân loại đã trở thành thước đo uy tín, phẩm giá của mỗi nhà nước và chế độ xã hội. Hơn nữa, các quốc gia ngày nay phát triển trong các quan hệ tùy thuộc lẫn nhau, không một quốc gia nào, tiềm lực lớn đến đâu có thể tự mình giải quyết có hiệu quả những vấn đề của bản thân mà không lệ thuộc ít nhiều vào môi trường quốc tế, khu vực cũng như vào những quốc gia, dân tộc khác.

Chính vì vậy mà sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nếu như trước đây nội dung thời đại, sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại và sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được nhìn nhận chủ yếu ở chế độ xã hội, ở xu hướng lịch sử toàn nhân loại, thì những quan niệm đó ngày nay được Đảng ta điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước...".

Sức mạnh của một dân tộc ngày nay không chỉ nằm ở chế độ xã hội, ở ý thức hệ nói chung, mà điều quan trọng hơn chính là ở vai trò làm chủ thật sự của nhân dân; ở sức mạnh kinh tế như GDP quốc gia và bình quân đầu người, chỉ số hiệu quả đầu tư (ICOR); ở sức mạnh quân sự; ở sự đồng thuận xã hội; ở chất lượng của cuộc sống; ở sự bảo đảm các quyền công dân và quyền con người; ở sự công bằng xã hội như thế nào?

Sức mạnh thời đại ngày nay, ngoài những quan niệm truyền thống, như xu hướng phát triển chung của các chế độ xã hội, của lịch sử loài người, của khoa học, công nghệ… trong tính hiện thực của nó cần tính đến vai trò của các nước, của Liên hợp quốc, của các tổ chức quốc tế và khu vực như: EU, ASEAN... Việt Nam cần và có thể tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức này, thực hiện chiến lược kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại dựa trên các nguyên tắc:

Một là, phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Các lợi ích khác phải tuân thủ lợi ích này.

Hai là, chỉ có trên cơ sở độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia mới có thể tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế. Không một dân tộc nào, cho dù nhỏ bé đến đâu lại từ bỏ không gian sinh tồn của mình để đổi lấy hòa bình. Sự hèn nhát, cũng như sự liều lĩnh không phải là giải pháp để có được hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ…

Ba là, phải nỗ lực đến mức cao nhất tìm kiếm các giải pháp phi vũ trang, không để chiến tranh xảy ra. Trong trường hợp không còn con đường nào khác, buộc phải tiến hành chiến tranh tự vệ, chúng ta phải biết hạn chế và sớm kết thúc chiến tranh để giảm thiểu tổn thất cho cả hai bên.

Thế hệ hôm nay không chỉ phải chịu trách nhiệm với các thế hệ tương lai về việc bảo vệ lợi ích của riêng dân tộc mình mà còn phải chịu trách nhiệm về việc bảo vệ tình hữu nghị, quan hệ hợp tác bình đẳng với các dân tộc khác. Đó là đạo lý chung của tất cả các dân tộc, các nhà nước, các đảng cầm quyền.

Nhiệm vụ bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định xã hội, ngăn chặn âm mưu phá hoại công cuộc đổi mới của nhân dân ta đòi hỏi mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, quán triệt thật sâu sắc, thật đầy đủ những quan điểm của Đảng trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã chỉ ra: “…Chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”.

Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được Đảng ta xác định còn phải “giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”. Quán triệt đầy đủ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chúng ta sẽ càng làm sáng tỏ hòa bình là truyền thống, đạo lý, khát vọng của dân tộc và cũng là của Đảng, của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa .

Phương Nhi

(1) - Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCT Quốc gia, T4, HN, 1995, tr 480
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Hòa bình là truyền thống, đạo lý và khát vọng của dân tộc Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Truyền thông Trung Quốc lại đe dọa Philippines về Biển Đông
» Khát Vọng Biển
» Không để người dân khát thông tin về chủ quyền
» Học giả Đài Loan xâm phạm đảo Ba Bình của Việt Nam
» Mỹ thống nhất tên gọi, Hàn Quốc thất vọng với Biển Đông

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Biển Đông dậy sóng !-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất