Trung Quốc tham vọng thống trị nguồn nướcChủ nhật, 26/06/2011 07:05(DVT.vn) - Trung Quốc đang tăng cường tìm kiếm các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.Đáng chú ý nhất là chính sách năng lượng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trung Quốc tăng cường khẳng định chủ quyền, gây hấn với các quốc gia láng giềng ở Biển Đông như Philippines, Đài Loan, Malaysia, Indonesia và Brunei.
Biển Đông là khu vực trọng điểm trong chiến lược dầu khí hải dương của Trung Quốc đưa ra tại kế hoạch 5 năm lần thứ 12 nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho một nền kinh tế đang tăng trưởng nóng.
Năm 2010 kim ngạch nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc là 239 triệu tấn, tăng 17,5%. Dự báo, đến năm 2020, tỷ lệ dầu khí nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên 65%. Nếu không đáp ứng đủ, vấn đề an ninh năng lượng sẽ cản trở kinh tế phát triển.
Trữ lượng dầu khí ở Biển Đông theo ước tính của Trung Quốc đạt khoảng hơn 50 tỷ tấn dầu thô, hơn 20.000 tỷ mét khối khí thiên nhiên, gấp 25 lần trữ lượng dầu và tám lần trữ lượng khí đốt hiện có của Trung Quốc.
Theo các báo Trung Quốc, tính đến giữa năm 2010, có khoảng 180 mỏ dầu và khí thiên nhiên, 200 kết cấu dầu khí được tìm thấy ở vùng biển Biển Đông, trong đó phần lớn đều ở độ sâu từ 500 - 2000m.
Về sâu trong đất liền, Trung Quốc cũng gây quan ngại lớn cho Ấn Độ khi tuyên bố sẽ phát triển một nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Brahmaputra.
Theo truyền thông New Delhi, Trung Quốc dự kiến xây 24 nhà máy thủy điện ở đây với tổng công suất lên đến 2.000 MW.
Ấn Độ càng quan ngại hơn bởi hầu hết các sông lớn của họ đều bắt nguồn từ Tây Tạng của Trung Quốc. Cả sông Brahmaputra và sông Indus đều bắt nguồn từ một hồ lớn ở miền Tây Tây Tạng, gần núi Kailash.
Trung Quốc không hề tham vấn dự định nắn dòng sông Brahmaputra với các quốc gia hạ lưu – các nước có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi dự án này của Bắc Kinh. Quan chức Trung Quốc tuyên bố: “Nếu chi phí lấy nước từ biển lớn hơn, Trung Quốc sẽ thẳng tiến với kế hoạch của mình”.
Về phần phía Đông, Việt Nam, Campuchia và Lào đang phải cảnh giác cao độ trước toan tính của Trung Quốc muốn xây tổ hợp 3 đập lớn ở thượng nguồn sông Mekong, sau khi đã xây 6 nhà máy thủy điện tại đây.
Thực tế, khoảng 50% các đập lớn của thế giới đều tập trung ở Trung Quốc. Tuần trước, tờ Financial Times xác nhận: “Tập đoàn xây dựng Tam Hiệp đã đề xuất dự án thủy điện 15 tỷ USD tại Pakistan trên sông Indus nhằm kiểm soát lũ và giải quyết thiếu điện”.
Linh ChiTheo
OilPrice