Ba lợi thế của Việt Nam trong tranh chấp Biển ĐôngCập nhật lúc 22/06/2011 06:00:00 AM (GMT+7)Việt Nam đang có một cơ hội khác thường để xây dựng một liên minh quốc tế hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp, Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc.Jonathan D. London - GS Xã hội học tại ĐH Hongkong nhận định về những bác bỏ mạnh mẽ của Việt Nam đối với những tuyên bố lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc, cũng như hệ quả có thể xảy ra. Bài viết được đăng trên tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng.Câu chuyện dài chống bá quyềnNhững diễn biến gần đây tại Tây Thái Bình Dương đã rung chuông cảnh báo tại những thủ đô trong khu vực và bên ngoài. Sau khi bị bắt nạt nhiều lần, Việt Nam giờ đang đối diện với những vi phạm của Bắc Kinh. Vấn đề ở đây là những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đưa ra những tuyên bố lãnh thổ bất hợp pháp. Những nỗ lực này đang gây thất vọng. Và chắc chắn không đem lại kết quả gì.
Gốc rễ của vấn đề là tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hơn 90% khu vực Biển Đông, một địa danh chồng chất lịch sử xâm lược của châu Âu và Trung Quốc. Bắc Kinh khẳng định thế giới phải thừa nhận hầu như toàn bộ khu vực này là lãnh thổ của Trung Quốc. Ngược lại, Việt Nam tiếp tục khẳng định phải có sự cho phép của họ khi hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được quốc tế thừa nhận. Những yêu cầu này quả thực đều có vấn đề.
Những sóng gió hiện tại đã âm ỉ trong suốt một thời gian. Năm 1974, Bắc Kinh chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa sau một cuộc giao tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu với Việt Nam Cộng hòa lúc đó đang thất thế. Trong một thập kỉ qua, Bắc Kinh đã triển khai một đội tàu giám sát ngư nghiệp - quân sự ngày càng lớn và hiếu chiến trong một nỗ lực thực thi những tuyên bố của mình thông qua một chiến dịch phối hợp cưỡng chế và đe dọa.
Chiến dịch này nhằm bắt giữ có thời hạn và trộm cắp tàu thuyền Việt Nam, đánh đập và giam giữ bất hợp pháp thủy thủ Việt Nam để đòi tiền chuộc. Trong quá khứ, Hà Nội đã đánh giá thấp những sự kiện này. Vậy điều gì đã thay đổi? Trên một vài khía cạnh thì không gì cả. Việt Nam nhỏ hơn so với Trung Quốc và quan hệ giữa hai quốc gia này luôn bất đối xứng. Dù Trung Quốc đã chiếm đóng khu vực hiện nay là miền Bắc Việt Nam trong một ngàn năm, Việt Nam luôn kháng cự những mưu đồ quyền lực của Trung Quốc.
Quả thực, sau những sai phạm, sai lầm và tội ác của Pháp và Mỹ tại Việt Nam trong thế kỉ XX là những sai lầm trầm trọng hơn về mặt bạo lực trong một một câu chuyện dài hơn về việc chống lại chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc.
Nhưng thế giới giờ đây ngày càng nhỏ bé hơn. Có nhiều nguồn tài nguyên trong vùng biển tranh chấp mà cả hai chính phủ đều thèm muốn. Vùng biển tranh chấp này nằm trên tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Và hiện tại, Bắc Kinh đang thách thức Hà Nội về việc sở hữu khu vực kinh tế đặc quyền.
Bắc Kinh đã triển khai một đội tàu giám sát ngư nghiệp - quân sự ngày càng lớn và hiếu chiến. Ảnh: PetroTimes Ba lợi thế của Việt Nam trong tranh chấp Biển ĐôngThoạt nhìn, có thể thấy Việt Nam có ít cơ hội ngăn chặn những mưu đồ của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông. Nhưng Hà Nội, ít nhất, có ba lợi thế.
Trước tiên, có luật pháp quốc tế ủng hộ Việt Nam. Chắc chắn Trung Quốc và Việt Nam đã hoạt động trong một vài vùng biển tranh chấp trong nhiều thế kỉ. Nhưng phần lớn những tuyên bố của Trung Quốc là không có cơ sở về luật pháp quốc tế và những hành động của Bắc Kinh nhằm đưa ra những tuyên bố bất hợp pháp là trái phép. Nhưng có thể thi hành luật pháp quốc tế hay không còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Thứ hai, Việt Nam có sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Điều này có thể có hoặc không có tác dụng. Thời gian sẽ trả lời. Nhưng điều rõ ràng là Hà nội đã thay đổi chiến thuật của mình với những kết quả đáng khích lệ.
Sự dè dặt của các lãnh đạo Việt Nam trong quá khứ khi nói về những hoạt động bất hợp pháp của Bắc Kinh đã nhường chỗ cho một sự phản ứng mạnh mẽ, tương xứng và thích hợp hơn. Mặc dù nguy hiểm, những nỗ lực gần đây của Việt Nam nhằm quốc tế hóa xung đột đã có hiệu quả thực sự. Mỹ đã trở thành một bên liên quan trong cuộc xung đột, điều đã trở thành nỗi thất vọng của Bắc Kinh.
Thứ ba, chính sách ngoại giao chiến lược đang nổi lên ở Việt Nam có thể chống lại những đe dọa từ Trung Quốc. Những điều này bao gồm mối quan hệ ngày càng ấm lên của Hà Nội với Mỹ và những mối quan hệ quân sự được "trẻ hóa" với Nga. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể quá thiếu thống nhất do những quan hệ phức tạp của các thành viên với Trung Quốc khiến tổ chức này không dễ dàng hỗ trơ, cho dù Philippines cũng đã phản đối kịch liệt những hành động của Bắc Kinh. Vậy tầm quan trọng không thể nghi ngờ được của những mối quan hệ này là gì?
Người Việt Nam đã học được từ lịch sử bài học không nên đặt niềm tin vào những lực lượng bên ngoài. Nhưng người Việt Nam cũng đang đứng trước một cơ hội khác thường trong việc xây dựng một liên minh quốc tế hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp. Về bản chất, Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối bá quyền Trung Quốc.
Tất cả những điều này dường như không có ý nghĩa đối với Bắc Kinh, trong chính những hiểu lầm phóng đại về Việt Nam và thế giới. Wang Hanling, nhà đại lục học đang sống ở Singapore, một chuyên gia về các vấn đề biển, đã phát biểu:
“Nếu người anh lớn bắt nạt đứa em nhỏ, điều đó là không tốt và không đáng, nhưng nếu đứa em thách thức hoặc bắt nạt người anh, đó là điều nực cười”.Nhìn qua, câu nói hài hước đầy màu sắc có thể đem đến một vài điều suy nghĩ. Đọc kĩ hơn, nó phản ánh một thái độ gia trưởng của Trung Quốc mà Việt Nam từ lâu đã phản đối.
Vậy, điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Tình hình quả thực đáng lo ngại. Chúng ta có thể trông đợi những tuyên bố từ Bắc Kinh về “những sai lầm của Việt Nam” và không nghi ngờ gì về những cảnh báo về những hậu quả đáng lo ngại mà Hà Nội không thể xem nhẹ. Cũng không thể chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ không gây ra những sự cố khác, có thể là đánh chìm tàu. Người Việt Nam cũng có thể đáp trả lại theo kiểu này.
Điều này sẽ dẫn đến một loạt các cuộc biểu tình trên đường phố ở cả hai quốc gia và nhu cầu đáp trả bằng bạo lực. Mỹ, Nga hay ASEAN sẽ phản ứng như thế nào là điều khó có thể đoán biết. Rất khó để dự đoán bất kỳ sự giảm hay leo thang nào tại thời điểm này. Rõ ràng Việt Nam không sợ Trung Quốc và sẽ hành động để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng Bắc Kinh sẽ làm gì?
Cần phải tìm ra những giải pháp đa phương có tính sáng tạo, nhưng những phản ứng của Bắc Kinh đã chống lại bất kì một giải pháp nào có thể làm suy yếu tham vọng hoặc thách thức những tuyên bố của quốc gia này. Tuyên bố gần đây nhất của Bắc Kinh là “sẽ không sử dụng vũ lực hoặc những đe dọa vũ lực” nên được coi là đáng ngờ, vì nó mâu thuẫn với tinh thần của những hành động của Trung Quốc và che giấu vấn đề cơ bản nhất chính là những tuyên bố lãnh thổ vượt quá giới hạn và không có cơ sở của Bắc Kinh.
Bắc Kinh cần phải suy nghĩ lại các chính sách chủ yếu dựa trên sự kiêu ngạo, hiếu chiến và bất hợp pháp của mình. Điều này dường như rất khó xảy ra. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra sẽ là làm thế nào để có thể tránh được một cuộc xung đột và bạo lực mở rộng. Liệu có bất kì câu trả lời nào chăng?
Hà Nguyễn (Theo South China Morning Post)