Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 ĐẢNG KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN ĐỨNG LÊN TRÊN LUẬT HOẶC “NẰM” NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT.

Go down 
Tác giảThông điệp
Tuti

Tuti


Tổng số bài gửi : 1217
Hoạt Động : 1721
Join date : 08/11/2009
Đến từ : Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai.

ĐẢNG KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN ĐỨNG LÊN TRÊN LUẬT HOẶC “NẰM” NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT. Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẢNG KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN ĐỨNG LÊN TRÊN LUẬT HOẶC “NẰM” NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT.   ĐẢNG KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN ĐỨNG LÊN TRÊN LUẬT HOẶC “NẰM” NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT. EmptyThu Mar 21, 2013 8:58 pm

* BÙI VĂN BỒNG


Ngày 20/3, UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lấy ý kiến nhân sĩ, trí thức, luật sư, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo... góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Luật sư Lưu Văn Đạt nêu lên tư tưởng của Hồ Chủ tịch khi soạn Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định rằng dân chủ là chìa khóa của việc làm Hiến pháp. Nhiều ý kiến cho rằng, không dứt khoát phải bỏ điều 4 trong Hiến pháp, mà chính đó lại là cơ sở để làm rõ trách nhiệm, phạm vi Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý trong Hiến pháp, không thể để tình trạng Đảng toàn quyền, Nhà nước toàn trị. Theo hiến pháp cần có sự kiểm soát mọi hoạt động bằng các quyền dân chủ của công dân đối với Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Nếu vi phạm, Đảng có thể vẫn phải ra tòa để khẳng định được tồn tại hay phải giải tán, chứ không phải chỉ luẩn quẩn “giải quyết mọi sự” trong Đảng.
Sự lập lờ câu chữ với những ý rất chung chung về Đảng lãnh đạo xã hội trong Hiến pháp 1992 lại chính là những sơ hở, là cơ hội để Đảng lộng quyền, Nhà nước lộng hành, Chính phủ tùy tiện, bất chấp, bất tuân pháp luật. Hiến pháp mới cần mạnh dạn, kỹ càng và dứt khoát khắc phục được những “chỗ hở” chí tử, các huyệt điểm nguy hại đó.
"Dân chủ là dân làm chủ ở vị trí cao nhất. Những gì có lợi cho dân phải làm, cái gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Mọi người, trong đó có đảng viên, phải là công bộc của dân, nhà nước phải là của dân, do dân, vì dân. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và xem xét sửa Hiến pháp lần này phải đảm bảo điều đó", ông Đạt nhắc lại.
Theo ông Đạt, Hiến pháp sửa đổi phải hết sức coi trọng định chế về dân chủ. Theo đó, ban soạn thảo không nên viết "nhà nước tạo điều kiện" mà phải là "nhà nước đảm bảo bằng pháp luật để dân thực hiện quyền dân chủ, quản lý nhà nước và xã hội bằng hai hình thức giám sát và phản biện".
Viện sĩ Trần Đình Long đề nghị phải nâng cao vị trí, vai trò của Đảng, không phải chỉ chịu trách nhiệm trong Đảng mà phải là trách nhiệm trước những vấn đề lớn của đất nước.
Mỗi người dân đều phải có chỗ đứng trong Hiến pháp. Hầu hết các đại biểu đều phân tích nội dung quyền làm chủ của người dân, quyền lập hiến và các quyền tự do công dân.
GS Nguyễn Đăng Dung tha thiết: "bản Hiến pháp phải làm sao để có được sự tham gia của mọi người dân. Bởi ta phải mường tượng rằng bản Hiến pháp ra đời ngay khi chưa có chính quyền, chưa có nhà nước, không hề phân biệt gì, mọi người đều bình đẳng".
Theo ông Dung, dù nhân dân trao quyền đại diện cho Quốc hội (QH) song bởi QH đứng ở vị trí điều hành và chủ trì soạn Hiến pháp nên rất nhiều phần việc QH đã dành để viết cho chính mình. "Trong khi về bản chất thì mỗi người dân đều phải tìm ra chỗ đứng của chính mình trong bản Hiến pháp này. Bản Hiến pháp phải viết theo một cách nào đấy để thể hiện được sự đoàn kết của toàn dân", ông Dung nói.
Ông Đạt cũng cho rằng nhân dân phải là chủ thể của quyền lập hiến. "QH chỉ giữ vai trò soạn thảo, còn người quyết định phải là nhân dân chứ không phải 500 đại biểu QH", ông Đạt khẳng định.
Cũng theo ông Đạt, việc Hiến pháp ghi rõ "công dân có quyền tự do ngôn luận, hội họp... theo quy định của pháp luật" thì chẳng khác nào một sự hạn chế. Bởi ghi như vậy sẽ dẫn đến những cách vận dụng khác nhau. Trong khi đáng lý ra các quyền đó sau khi đã được hiến định thì nên có các đạo luật cụ thể để áp dụng trong thực tế.
Giám sát theo luật nào?
Liên quan đến các nội dung về chế độ chính trị, ông Lưu Văn Đạt cho rằng, riêng điều 4 Hiến pháp có lẽ không nhất thiết phải đưa ra tranh luận. Mà điều quan trọng là Đảng phải định rõ những việc cần làm, còn luật pháp phải thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng theo khuôn khổ pháp luật.
Nếu chỉ nói "Đảng chịu sự giám sát của nhân dân" thôi là chưa đủ. Giám sát theo luật nào, có phải theo luật Giám sát? Tôi tán thành các kiến nghị phải có luật về sự lãnh đạo của Đảng. Đã xác định vai trò lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội thì cũng phải đưa tổ chức đảng vào hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nếu như Đảng CS Việt Nam và nhân dân không bác bỏ điều 4 Hiến pháp và không phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng thì việc một tổ chức xã hội (đảng) cần phải tuân thủ theo pháp luật, hoạt động theo luật là đương nhiên, cũng như quyền của công dân trong Hiến pháp. Người dân mong muốn trong quá trình kiểm điểm phê bình và tự phê bình Đảng phải làm rõ đâu là "bộ phận không nhỏ". Nếu Đảng sửa chữa được khiếm khuyết trong nội tại thì người dân vẫn giữ niềm tin với Đảng.
Viện sĩ Trần Đình Long (ủy viên UB TƯMTTQ Việt Nam) nói, "không ai phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Nhưng trách nhiệm của Đảng phải lớn hơn. Tôi đề nghị phải nâng cao vị trí, vai trò của Đảng, không phải chỉ chịu trách nhiệm trong Đảng hay chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, mà phải là trách nhiệm trước những vấn đề lớn của đất nước", ông Long nói. Các thành viên Mặt trận cũng tán thành đề xuất Chủ tịch nước phải đứng đầu Hội đồng Hiến pháp bởi chỉ có như vậy mới đảm bảo hiệu lực hoạt động của cơ quan này và góp phần giám sát ngược lại với QH.
Đảng có vị trí trong Hiến pháp, cũng như công dân đứng trong Hiến pháp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Từ đó có cơ sở để ban hành “Luật về tổ chức, hoạt động và giải tán đối với Đảng”. Đảng lãnh đạo, nhưng phải nằm trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, không thể nằm ngoài, hoặc đứng cao hơn tất cả để toàn quyền, toàn trị.
Hiến pháp cần quy định rõ quyền của công dân cũng như các tổ chức xã hội được kiểm tra, đánh giá, giám sát mọi hoạt động của Đảng cầm quyền, sai luật thì Đảng cũng phải ra trước tòa và Tòa án Hiến pháp có quyền giải tán Đảng (nếu như đảng đó) không thực hiện được vai trò lãnh đạo, đề ra đường lối, chính sách có hại cho dân cho nước và đi ngược lại ý nguyện của toàn dân. Ngay như kinh phí hoạt động của đảng cũng phải được quy định rõ ràng, không thể tùy tiện vô hạn định và cũng không thể nằm ngoài sự kiểm soát của nhân dân. Nếu như chi tiêu tốn kém, vượt mức, không rõ ràng trong các mức đã được pháp luật quy định cũng bị khởi tố, điều tra.
Vì không có Luật về Đảng, các Luật quy định về lập đảng, tổ chức hoạt động của đảng hoặc giải tán đảng, cho nên đảng CSVN đã đứng lên trên pháp luật, có sai lầm vẫn nghiễm nhiên tự tại ngoài vòng pháp luật. Dân không có quyền gì đối với đảng, mà chỉ một chiều đảng có toàn quyền lãnh đạo. Đó cũng là sự bất công và phi lý. Trong cơ chế "tam quyền phân lập" đảng chỉ là một thành phần, một lực lượng nhỏ trong xã hội, không thể được quyền toàn trị đến mức coi thường, bỏ qua mọi quyền dân chủ.
Điều 4, Hiến pháp 1992 cũng nêu rõ: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Đưa vào Hiến pháp có vẻ “kêu” như vậy, nhưng hơn 20 năm qua, Quốc hội chưa ban hành một luật nào quy định cho rõ cái “khuôn khổ" ấy. Trái lại, Đảng toàn quyền chỉ đạo mọi hoạt động của Quốc hội. Đảng, Nhà nước, Quốc hội cũng chỉ là một, và chỉ một mà thôi, như một "hằng số" lâu đời không đổi! Đảng CSVN vẫn toàn quyền lãnh đạo, chỉ đạo, chi phối, ấn định về mọi mặt, vẫn để cho Đảng được quyền tối thượng “lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện”, đâu có hạn định? Và khi Đảng vi hiến, sai lầm, không hoàn thành sứ mệnh cũng đâu có sao, pháp luật không thể dựa vào đâu để đặt Đảng trong “khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Nếu như theo Điều 4 nêu trên, Quốc hội thực sự tôn trong quyền dân chủ, ban hành Luật về Đảng, thì nay trước hiện tượng tham nhũng trong Đảng đã tràn lan cả "một bộ phận lớn", Nghị quyết TW4 không thực hiện có hiệu quả, nói mạnh, tuyến bố hùng hồn mà không làm được gì, nhân dân có quyền giải tán Đảng. Thế mới thực sự là xã hội dân chủ. Mà đã đưa Đảng vào luật thì Hiến pháp cũng cần có những nội dung quy định việc được quyền tự do lập đảng, lập hội, tự do bày tỏ chính kiến của mọi công dân, đối trọng với độc đảng chuyên quyền độc đoán. Hiến pháp, qua đó, cũng cần quy định (một cách) dân chủ mở rộng là trong xã hội không thể "độc đảng" lãnh đạo, nếu như đảng đó suy yếu, thoái hóa, biến chất, một tổ chức trục lợi và mị dân. Mà khi một đảng lãnh đạo đã vững quan điểm lập trường, đã tự khẳng định là vĩ đại, là "NHẤT", là ưu việt, là có sức mạnh, tại sao phải sợ đa nguyên đa đảng? Thường thì khi tự thấy mình yếu mới ngại ra gió; đã có sai này, yếu kia, tự thân thiếu dũng khí mới sợ vào cuộc cạnh tranh, mới không dám đối trọng, so sánh. Nước ta đã có mấy thập niên tồn tại 3 đảng (đảng Lao động, đảng Dân chủ, đảng Xã hội), nhưng Đảng Lao động (Cộng sản) vẫn thắng thế, vì giữ được vai trò lãnh đạo, khẳng định được uy tín, sức manh. Có sao đâu? Như thế, cứ gì phải “sợ”, ngán ngại việc đưa đảng (các tổ chức đảng) vào Hiến pháp?
Như vậy, bỏ điều 4 hay không bỏ điều 4 không quan trọng bằng việc phải làm rõ quyền hạn, địa vị, chức năng, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Đảng bằng pháp luật. Khi đảng được pháp luật chấp nhận mà vượt quá quyền hạn trong lãnh đạo, vi phạm các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền trong Hiến pháp thì từ một đảng cầm quyền cũng bị tước quyền lãnh đạo, nếu cần thì nhân dân có quyền truất phế cả Tổng bí thư hoặc giải tán đảng để thay vào đó một đảng khác. Bởi vì, 83 năm qua, cái gọi là đảng là của dân, đảng lãnh đạo thực thi dân chủ, vì dân, do dân nhiều khi cũng chỉ là hình thức. Cần đưa mọi hình thức hoạt động của đảng vào luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, không nên chỉ đứng vào Hiến pháp như một vị trí tối cao quyền lực, hoặc đảng đứng trên luật, được quyền chỉ đạo luật, nằm ngoài vòng pháp luât.
BVB
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/hocachu@ymail.com
 
ĐẢNG KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN ĐỨNG LÊN TRÊN LUẬT HOẶC “NẰM” NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trung Quốc: Bay trên không phận đảo Điếu Ngư là phù hợp với luật pháp quốc tế
» Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
» Không có quyết định đúng luật thì không thể có hành vi chống người thi hành công vụ
» Không thể nói bổ nhiệm ông Dũng là đúng quy trình được
» Quyền lợi của dân... đứng sau

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Đời Sống - Xã Hội-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất