Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Không thể quản lý theo kiểu tùy tiện!

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Không thể quản lý theo kiểu tùy tiện! Empty
Bài gửiTiêu đề: Không thể quản lý theo kiểu tùy tiện!   Không thể quản lý theo kiểu tùy tiện! EmptyFri Aug 31, 2012 4:32 pm

Không thể quản lý theo kiểu tùy tiện!

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 31/8/2012 14:12

Sự sai sót, tắc trách hoặc... kém cỏi của đội ngũ tư vấn, tham mưu và quản lý tất gây nên nhiều tổn hại. Đó là kìm hãm sự phát triển của quốc gia, làm suy giảm niềm tin trong nhân dân, đồng nghĩa với sự bất ổn xã hội.

Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt dự định, quy định về công tác quản lý xã hội bị dư luận phê phán đã phải tạm "hoãn" hoặc thiếu hiệu lực thi hành (vô hiệu hóa trên thực tế), là phần nổi của "tảng băng" yếu kém, tắc trách, không tương xứng với vị thế, của những cơ quan chuyên môn...

Chỉ xin dẫn ra 2 trường hợp tiêu biểu: Pháp lệnh quy định chỉ được bán thịt sau 8 giờ giết mổ và việc dự kiến sẽ ghi tên cha, mẹ trong giấy chứng minh nhân dân (CMND) loại mới.

Thế nào là nhiệt độ... thường?

Theo Thông tư số 33/2012/TT-BNNPTNT do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần ký ngày 7/ 8/ 2012 thì kể từ ngày 3/9 tới đây, thịt và phụ phẩm tươi sống để ở nhiệt độ thường chỉ được bán trong vòng 8 giờ kể từ khi giết mổ(!)?

Câu hỏi đầu tiên mà dư luận đặt ra là với thời gian gấp gáp như vậy, liệu hàng vạn người kinh doanh thịt tươi sống nhỏ lẻ có đủ thời gian để xoay xở hay không vì muốn bán sản phẩm tương tự trong vòng 72 giờ đối với thịt và 24 giờ đối với lòng, phải được trang bị phương tiện giữ lạnh từ 0-5 độ C.

Không ai không biết các quầy bán lẻ thịt ở vỉa hè, hoặc chợ tạm, chợ xép vừa không có chỗ để "chưng" tủ lạnh, lại vừa thiếu vốn để có thể mua các phương tiện đó.

Câu hỏi thứ 2 là phải định nghĩa đủ và đúng rằng thế nào là "nhiệt độ thường"?

Chẳng lẽ Bộ NN&PTNT không biết rằng cái "thường" của mùa đông, khác với cái "thường" của mùa hè, của miền Trung khác với miền Bắc? 20 độ cũng là thường, mà nắng nóng trong buổi trưa gió Lào thổi rát cũng là... thường, thì sao? Và khi nhiệt độ thấp thì 8 giờ cũng là... ít còn ngược lại, chỉ vài giờ cũng là quá nhiều?

Câu hỏi thứ 3, lấy cái gì để "đo" hay đoan chắc, hay bảo đảm rằng thịt lợn hoặc thịt bò đó vẫn đang trong thời gian 8 giờ? Các lò mổ đều hoạt động lúc nửa đêm, có nghĩa rằng những người bán thịt chỉ được bán đến 8-9 giờ sáng rồi... thôi!



Không thể quản lý theo kiểu tùy tiện! 20120831141409_quanlithit
Làm sao kiểm soát thịt tươi sống bày bán trong vòng 8 giờ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Thùy Dung/ SGTT

Trong khi đó, 80% sức mua chỉ diễn ra sau khi tan giờ làm, tương đương với 11-12 giờ trưa. Quy định phiền hà, bất cập trên chẳng khác gì trong Luật GT đường bộ quy định xử phạt nếu biển số xe lưu thông bị mờ, bởi chẳng ai định nghĩa nổi thế nào là "mờ"? Trời mưa, đường lầy lội, không lẽ cứ chạy xe vài trăm mét lại dừng để lau biển số xe?

Trong dự kiến thí điểm cấp giấy CMND có mục ghi tên cha mẹ. Điều bất cập rõ ràng là nếu thực hiện, chỉ xét riêng về tính nhân văn tối thiểu không thôi cũng đã rất khó chấp nhận dự định trên.

Chẳng hạn, nếu cha, mẹ của người có CMND là tội phạm nổi tiếng thì vết đen đó sẽ đi theo anh ta (cô ta) đến hết cuộc đời. Làm sao con người ta có thể sống nổi khi trên CMND ghi rõ thân sinh là kẻ thủ ác đã bị tử hình?...

Không thể nghiệp dư và tùy tiện

Nhà nước VNDCCH, nay là CHXHCNVN đã hình thành và phát triển được 67 năm nay, nên không thể đổ lỗi cho sự thiếu kinh nghiệm. Cái cần phải "đổ lỗi" chính là sự kém cỏi, tắc trách của những người trực tiếp làm tham mưu, hoạch định chính sách.

Trong khoảng 10 năm qua, đã có hàng chục lần (nếu không muốn nói nhiều hơn) các chính sách đưa ra phải tạm hoãn hoặc không thể thực hiện. Dư âm "thất bại" hoặc "bất cập" của các chính sách đưa ra kiểu đó chắc chắn để lại hệ lụy tai hại- đó là sự hoài nghi của người dân. Lỗi tại ai?

Phải chăng, sự bất cập, quan liêu, tắc trách trong các chủ trương, chính sách ban hành phản ánh, có 1 bộ phận cán bộ thiếu năng lực tư duy, thiếu tầm nhìn và am hiểu thực tiễn xã hội, đời sống nhân dân?

Trong khoảng 10 năm qua, đã có hàng chục lần (nếu không muốn nói nhiều hơn) các chính sách đưa ra phải tạm hoãn hoặc không thể thực hiện. Dư âm "thất bại" hoặc "bất cập" của các chính sách đưa ra kiểu đó chắc chắn để lại hệ lụy tai hại - đó là sự hoài nghi của người dân.

Sự lãng phí nguồn nhân lực (vì tuyển chọn không đúng người, giao không đúng việc) luôn đi kèm với việc lãng phí tiền của, công sức, ở đây là tiền thuế của dân.

Việc cứ làm đi làm lại, sai rồi sửa, rồi sai lại sửa các chính sách bất cập, và tùy tiện kiểu đó, nếu không có những thay đổi tích cực, cũng sẽ tạo nên một sức ỳ ghê gớm, di căn vào toàn bộ hệ thống quản lý từ cấp cơ sở.

Thực tế chứng minh rằng năng lực cán bộ tham mưu, tư vấn, quản lý thời nay không thể chỉ gói gọn trong khái niệm "hiểu A có thể làm A", mà cần phải thấy rằng, nếu người cán bộ không đủ kiến thức tổng hợp, tầm nhìn bao quát các vấn đề xã hội nhân văn, kinh tế, chính trị, văn hóa... thì không thể tham gia hoạch định chính sách.

Dù muốn hay không, phải thừa nhận rằng việc Nhà nước (hiểu theo nghĩa mọi cấp độ điều hành, quản lý, hoạch định...) cứ phải hoãn hết từ chủ trương, chính sách này, đến chủ trương, chính sách khác sẽ làm sút giảm lòng tin của nhân dân. Bởi không ai có thể dám chắc rằng một chính sách mới đang thi hành ngày mai có thể bị vô hiệu hóa, hoặc bị "thất thố".

Liệu chúng ta có nên đề cập đến cái gọi là "tư duy nhiệm kỳ" không? Liệu đó có phải là một trong những căn cớ sâu xa, dẫn đến sự tắc trách, vô trách nhiệm khi thực thi bổn phận của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp không?

Người dân không thể chấp nhận cách quản lý ưa chi làm nấy, tùy tiện, nghĩ đến đâu, làm đến đó, bởi những "nhà hoạch định chính sách" phải là những người ít phạm phải sai lầm nhất. Sự sai sót, tắc trách hoặc... dốt nát, kém cỏi của đội ngũ tư vấn, tham mưu và quản lý tất gây nên nhiều tổn hại. Đó là kìm hãm sự phát triển của quốc gia, gây mất niềm tin trong nhân dân, đồng nghĩa với sự bất ổn xã hội.

Hà Văn Thịnh
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Không thể quản lý theo kiểu tùy tiện!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vụ Tiên Lãng: Không khởi tố vụ hủy hoại tài sản anh Vươn là không công bằng
» Tiên Lãng: Những điều không thể không nghĩ
» Cán bộ liên quan vụ Tiên Lãng nên từ chức
» Không thể động đến biểu tượng kiêu hãnh của người Hà Nội
» Trung Quốc tuyên bố không theo đuổi chính sách thực dân mới ở Châu Phi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Đời Sống - Xã Hội-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất