Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Tuyên truyền cho cái xấu

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Tuyên truyền cho cái xấu Empty
Bài gửiTiêu đề: Tuyên truyền cho cái xấu   Tuyên truyền cho cái xấu EmptySun Apr 29, 2012 4:50 pm

Tuyên truyền cho cái xấu

Bài đăng trên báo Đại Đoàn Kết (29/04/2012)

Buổi sáng, các ông bà tập yoga cười ở vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ nói chuyện và tỏ ra ngán ngẩm về chuyện không ít tờ báo lá cải đang tuyên truyền cho cái xấu. Đi đâu cũng thấy tin cưỡng dâm, giết người, cướp của, đốt xác... toàn những cái tin rùng rợn, được viết lên gân lên cốt, thêm mắm thêm muối, tỉ mỉ chi tiết cho rùng rợn hơn, câu khách hơn, cốt chỉ để bán tờ báo. Chưa dừng ở đó, những người bán báo rong bằng xe đạp, cùng với chiếc loa đi đâu cũng eo éo, quảng cáo tin giật gân được đăng cụ thể, chi tiết trên báo A, tạp chí B, nguyệt san C... Đây là kiểu thu băng trước rồi bóp méo giọng, làm cho cái giọng rao báo phát ra từ chiếc loa kia trở lên đặc trưng, chẳng giống ai.

Tuyên truyền cho cái xấu 4_tuyentruyen
Đồng tiền khiến không ít người làm truyền thông
phải hạ thấp mình để đi tuyên truyền cho một lối sống tha hóa
Ảnh minh họa

Ước mong xã hội bình yên, sẽ không còn những bất công, những cảnh đau lòng, chướng tai gai mắt! Ai cũng mong điều đó, nhưng thật khó lắm thay, và bởi vậy chúng ta cần phải bài trừ cái xấu, cổ vũ những điều tốt đẹp. Nhưng cách bán báo như vậy, cách kiếm tiền như thế, dường như đang đi ngược với vai trò, chức năng của báo chí và vô tình cổ vũ, tuyên truyền cho cái xấu. Người ta cảm thấy cái xấu ở khắp nơi, ở tận ngõ ngách của từng thôn xóm, ở ngay trong chính mỗi gia đình. Chúng ta biết rằng, cái xấu là ung nhọt của xã hội, cần phải bài trừ nó, đó là cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ bởi cái xấu luôn rình rập, ẩn nấp ở đâu đó trong cuộc sống. Nhưng không thể làm nhiễu loạn thông tin, biến cho một đứa trẻ giết người trở thành một "người hùng của cái ác”, làm cho không ít thanh niên ngộ tưởng: "Thằng này giết người được thì ta cũng có thể làm. Đứa kia ăn cắp được huống hồ gì mình lại không...”. Bằng cách đó, cái xấu cứ được nhân lên, được phổ biến rộng, được không ít thanh thiếu niên không có định hướng nhắm mắt làm theo. Ấy vậy mà, không ít tờ báo (đang mọc ra ngày càng nhiều), được gọi là "báo lá cải” lấy những điều đó là mục tiêu, là phương pháp kiếm tiền hữu hiệu. Họ trở thành những tỷ phú, những ông hoàng của "báo lá cải” và còn được không ít người mẫu, diễn viên, những kẻ thích nổi tiếng lấy làm phương tiện đánh bóng mình, kể cả bằng những cách tai tiếng nhất.

Thật lạ là, nếu một ai đó giết người với hành vi và các tình tiết khá ly kỳ thì ngay tức khắc, cả chục tờ báo... "nhào dzô”! Một cô ca sĩ hở ngực, tụt váy hay một vụ xì căng đan nào đó mà giới "sô-bít” cố tình "đánh rơi” để đánh bóng mình cũng có hàng chục tờ báo ùa vào như "bầy sói”. Họ sẵn sàng kể tỉ mỉ chuyện giường chiếu, ngủ nghê, thậm chí con của một ca sĩ nào đó mọc răng khôn cũng được quan tâm, đưa lên báo mạng, báo giấy... Trong xu hướng phát triển của "báo lá cải”, sự kết hợp giữa những người cần nổi tiếng nhanh và người làm "báo lá cải” sẽ ngày càng trở nên khăng khít, theo kiểu đôi bên cùng có lợi. Sự nổi tiếng ngày nay được coi như món hàng và "báo lá cải” ngày càng cải tiến những kỹ thuật truyền thông của mình. Họ có thể thổi phồng một người bình thường trở nên nổi tiếng, nhưng cũng có thể khiến những em bé trong một phút cơ nhỡ sẽ không còn đường để làm lại cuộc đời, hoặc nhìn mặt người thân. Sự trơ tráo trong cách phát ngôn của không ít người trong giới "sô-bít”, đôi khi khiến các nhà truyền thông phải phát sốt, và đó lại là những dòng tin béo bở mà "báo lá cải” nhảy vào để tung tin. Ví như cô người mẫu P.T.V. từng nói cô luôn biết giới truyền thông cần gì, cần xì căng dan cô có ngay để cung cấp, kể cả những chuyện tế nhị trong cuộc sống riêng tư của gia đình cô.

Rõ ràng, trong sự hỗn loạn của truyền thống, báo chí chính thống đang bị lép vế và người ta đang có những đánh giá về thời kỳ lên ngôi của "báo lá cải”. Nhưng đây lại chính là nỗi lo của toàn xã hội, chứ đâu chỉ riêng những ông già, bà già thở dài. Người làm "báo lá cải” đang vớ bẫm và rủng rỉnh với mức thu nhập "khủng” của mình. Một số phương tiện, cơ quan truyền thông cấp thấp vẫn khủng khỉnh cười và đang đợi chờ, rình rập từng phút, từng giây những cái tin sốc, sến, sex để chế biến thành những món ăn, đáp ứng độc giả cấp thấp. Thế mới biết, đồng tiền đâu chỉ khiến một đứa trẻ hiền lành nổi lòng tham, mà còn khiến không ít người làm truyền thông phải hạ thấp mình để đi tuyên truyền cho một lối sống tha hóa.

Ngô Thục Miên


Tuyên truyền cho cái xấu 4_baochi1
TS Trịnh Hòa Bình - Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Giới trẻ đang mất phương hướng

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đề cập quá nhiều đến đời sống riêng tư, những câu chuyện kiểu giật gân câu khách về các sao trong giới sowbiz. Điều này ảnh hưởng lớn đến nhận thức và giá trị sống của giới trẻ trong cuộc sống hiện nay, khi họ thường nhìn vào các sao này như hình mẫu trong cuộc sống.

Trước đây, chúng ta thường lấy những hình ảnh của những con người anh hùng, dũng cảm, vượt khó làm động lực, sự hứng khởi, có sức hút, lan tỏa cộng đồng cho giới trẻ noi theo. Cuộc sống hiện nay với nền kinh tế thị trường và sự giải phóng cá nhân, đề cao "cái tôi” đã vô hình trung tạo ra quá nhiều hình mẫu ở mọi "địa hạt”. Những mặt trái đời sống của các hình mẫu này, đặc biệt là các ngôi sao trong làng giải trí đang hàng ngày được phơi bày trên mặt báo. Người ta nhìn thấy bên trong sự hào nhoáng của các sao là sự nhếch nhác, vị kỷ, thấp hèn. Những gương mặt tưởng là ngời sáng ấy bỗng dưng bị bới móc hoặc tự bộc lộ những mặt trái và "khuyết tật” trong cuộc sống của họ. Tất cả những điều đó khiến giới trẻ không chỉ bị khủng hoảng, bão hòa các hình mẫu, thần tượng, hình tượng mà còn bị mâu thuẫn, hỗn loạn và xung đột trong nhận thức, định hướng phát triển của mình.


Tuyên truyền cho cái xấu 4_baochi3
TS Nguyễn Thị Kim Quý - Cố vấn tâm lý cao cấp: Báo chí đã góp phần làm "lệch chuẩn”

Đời tư của các sao, nghệ sĩ được các báo lá cải đưa lên quá nhiều, gây ra những lệch lạc trong suy nghĩ của giới trẻ trong khi họ là những người nổi tiếng có ảnh hưởng nhất định đến công chúng.

Những thói hư tật xấu trong đời tư của sao được moi móc, phơi bày trên mặt báo sẽ vô tình định hướng sai cho giới trẻ. Đáng nhẽ họ phải được nhìn thấy những mặt tích cực, tốt đẹp, những nỗ lực vươn lên đạt được thành công của các nghệ sĩ thì ngược lại toàn là chuyện ăn mặc hở hang phản cảm, cặp bồ, yêu đương thoải mái. Nhiều bạn trẻ mặc định cho rằng những câu nói, hành động của thần tượng là rất bình thường và đương nhiên của cuộc sống. Điều nguy hiểm hơn là các bạn ngộ nhận nếu mình làm giống thần tượng mình cũng sẽ thành công và nổi tiếng. Giới trẻ đã không nhìn thấy được cái hay, sự đóng góp của các thần tượng cho xã hội mà "hấp thụ” những cái dở khiến lệch lạc cả về gu thẩm mỹ, nhân cách...


Tuyên truyền cho cái xấu 4_baochi2
Ông Nguyễn Trọng An – Phó Vụ trưởng Vụ Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTBXH: Cần suy nghĩ nghiêm túc về cách đưa tin

Báo chí gần đây viết về hiếp dâm trẻ em, các tin giật gân nhiều đến mức khiến người dân nghĩ rằng việc bảo vệ trẻ em đang bị giảm sút nghiêm trọng. Việc báo chí đi quá sâu mô tả chi tiết nỗi đau của những nạn nhân vụ hiếp dâm là vi phạm quyền con người. Những hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em là đáng lên án nhưng thời lượng đưa tin, tần suất quá dày đặc trên các báo với những tình tiết giật gân, câu khách, miêu tả chi tiết đã làm nhiều gia đình đã phải đưa con đi khỏi quê hương; nhiều trẻ vị thành niên bị trầm cảm, chấn thương nặng về tâm lý.

Bên cạnh đó, việc các báo mạng, báo giấy đưa tin các sao giàu có đi ô tô tiền tỉ, mang trang sức, quần áo giày dép tiền tỉ khiến nhiều bạn trẻ nghĩ rằng đó là mục đích sống, giá trị của sự thành đạt. Nó khiến cho người trẻ nghĩ rằng chỉ cần có nhiều tiền sẽ sung sướng, nổi tiếng. Để kiếm ra nhiều tiền một số thanh thiếu niên đã chọn con đường làm giàu phi pháp, giết người cướp của. Tôi đi công tác địa phương thấy nhiều người nông dân nói "tờ báo này nội dung được nhưng bìa toàn đăng các cô gái không chồng mà chửa” mà giật mình. Tôi nghĩ đã đến lúc các tờ báo cần suy nghĩ nghiêm túc về cách đưa những thông tin kiểu này.

Hà Anh (ghi)
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Tuyên truyền cho cái xấu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nam Định dựng bảng ảnh tuyên truyền về biển đảo
» Cần một chiến lược trong tuyên truyền về chủ quyền biên đảo
» Truyện trong máy bay
» Truyền Thông
» Truyện Kiều

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Đời Sống - Xã Hội-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất