Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Hành xử đúng khi làm sai

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Hành xử đúng khi làm sai Empty
Bài gửiTiêu đề: Hành xử đúng khi làm sai   Hành xử đúng khi làm sai EmptyFri Mar 23, 2012 4:47 pm

Hành xử đúng khi làm sai

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (23/03/2012)

Có lẽ không ai không nhớ vụ "bão” thu hồi xe hơi của Hãng Toyota vì lỗi kỹ thuật. Người ta làm sai, và người ta đã sửa sai. Nhưng cũng phải nói rằng, một chiếc xe lỗi chưa chắc đã gây tai nạn. Còn một công trình thuỷ điện bị thiết kế lỗi như thủy điện sông Tranh 2 thì sinh mạng cả vạn người treo lơ lửng... Mức độ nguy hiểm khác nhau nhiều lắm. Và đến lúc này, câu hỏi đặt ra ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?

Hành xử đúng khi làm sai 2012_83_T12_anh1
Lỗi kỹ thuật ở một công trình thủy điện không thể xuê xoa
như lỗi kỹ thuật xây dựng cho một ngôi nhà.

Vụ thu hồi xe Toyota là một câu chuyện khá dài. Suýt nữa không có chuỵện Toyota thu hồi hàng ngàn chiếc xe ô tô, và người ta chẳng biết đấy là đâu nếu không có một kỹ sư dũng cảm như Lê Văn Tạch dám đứng lên tố cáo sai phạm. Đã làm, không ai không tránh được những sai sót. Nhưng vấn đề đặt ra là cách hành xử khi sai. Toyota tự nguyện thu hồi. Song dẫu việc phải thu hồi và sửa lỗi là do sức ép dư luận đi chăng nữa, thì cũng chấp nhận được. Người tiêu dùng ít nhiều có thiện cảm trở lại với hãng ô tô lớn nhất nước Nhật. Bởi cuối cùng họ đã thừa nhận và chịu trách nhiệm về cái sai ấy. Còn ở vụ thuỷ điện sông Tranh 2, dư luận liệu có thể chờ đợi điều gì?

Đập thủy điện sông Tranh 2 có kết cấu gồm 5 cửa xả tràn ở giữa cùng thân bờ đập hai bên và được thi công theo công nghệ bê tông đầm lăn hiện đại. Đập bê tông đầm lăn có ưu điểm là ít dùng xi măng, nhiệt tỏa ra ít hơn nên khi thi công đổ thành khối lớn, tốc độ xây dựng rất nhanh. Nhưng theo nhiều nhà khoa học, cũng chính vì nhược điểm ít dùng xi măng, nên nếu chất phụ gia và cấp phối không đúng tiêu chuẩn thiết kế, quá trình thi công không tốt, các chỗ tiếp giáp (khe- PV) không được xử lý chống thấm cẩn thận nên đã gây ra hiện tượng nước từ thượng lưu xuyên qua đập ra mái hạ lưu.

Tuy nhiên, Ban Quản lý dự án thủy điện 3 đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Bắc Trà My khẳng định, các dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lưu lượng thấm qua đập khoảng 30 lít/giây không ảnh hưởng đến an toàn ổn định đập. Ngay cả Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), Hội đồng nghiệm thu cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nghiệm thu cơ sở, cơ quan thiết kế là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 cũng đánh giá về tổng lượng thấm của đập 30 lít/giây là đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.

Rất nhiều cư quan đều cho đó là "chất lượng” và "an toàn”, cho đến ngày 21-3. Sau cuộc kiểm tra liên ngành, Ban Quản lý dự án mới bắt đầu chính thức nhận "có lỗi kỹ thuật” nhưng vẫn "chưa phải là sự cố”?!

Ông Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, nếu nói đây không phải là sự cố là vô trách nhiệm, là coi thường tính mạng của người dân. Lỗi kỹ thuật ở một công trình thủy điện không thể xuê xoa như lỗi kỹ thuật xây dựng cho một ngôi nhà. Theo ông Nguyễn Đình Hòe, trong lỗi làm ẩu này, trách nhiệm thứ nhất phải thuộc về công tác nghiệm thu dự án, trách nhiệm thứ hai thuộc về bên thiết kế thi công, trách nhiệm thứ ba thuộc về công tác quản lý.

GS-TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, bày tỏ sự lo lắng: Công trình bị thấm như vậy là bất bình thường, nếu có một cơn dư chấn bất thường do động đất ở khu vực này có thể phá hủy đập bất cứ lúc nào. Nước chảy qua thân đập rỉ thành dòng từ thượng lưu ngấm qua thân đập xuống hạ lưu là "rất nguy hiểm”, là điều không được phép trong xây dựng đập.

Ông Hoàng Xuân Hồng, Trưởng ban Khoa học công nghệ, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam thì cho hay, đối với đập thủy điện sông Tranh 2, biện pháp hữu hiệu và khách quan khoa học nhất là phải mời tư vấn độc lập có kinh nghiệm vào cuộc càng sớm, càng tốt. Không thể coi chuyện thấm ở đập là bình thường được, nhất là ở vùng có động đất. Bất cứ sự cố nào, muốn xử lý, trước hết phải xác định rõ, chính xác nguyên nhân.

Sự việc mỗi lúc thêm "nóng” khi báo chí vào cuộc. Song, vấn đề khiến dư luận hết sức lo lắng là báo chí thông tin về vụ sông Tranh "mỗi nơi một nhịp”. Ngay khi rất nhiều tờ báo lên tiếng phản ánh sự nghiêm trọng của vấn đề thì đại diện Ban Quản lý dự án 3 lại "vội vã” lên truyền hình "trấn an” dư luận. Đại diện Ban quản lý dùng những lý lẽ rất "chuyên môn” rằng đó là việc bình thường nằm trong dự kiến, đó là do khe dãn nở phải có trong thiết kế kỹ thuật. Nhưng trớ trêu thay, trong khi lời phát biểu đầy tính "chuyên môn” thì hình ảnh những công nhân đang trộn vữa "vá víu” nước rỉ ở con đập khổng lồ một cách hết sức thủ công được phát trên truyền hình khiến người ta không thể không đặt ra thêm nhiều câu hỏi nữa.

Tại sao bao nhiêu ban bệ với vô số kỹ sư trước đó nhất mực khẳng định mọi việc bình thường? Phải đến khi bị phanh phui, người ta mới nhận là "có lỗi kỹ thuật”? Chính vì sự tiền hậu bất nhất này, dư luận biết tin vào ai? Và khi không biết tin vào ai, người ta lại hy vọng giá như có một "Lê Văn Tạch của sông Tranh 2”. Cuối cùng, Hãng Toyota đã thừa nhận sai sót và sửa chữa. Còn với cách hành xử hiện nay ở vụ sông Tranh, thật khó có thể hy vọng. Sai thì phải sửa. Bởi cái giá phải trả cho sai sót ở một công trình thuỷ điện lớn không thể tính bằng tiền. Một cái đập vỡ, tính mạng, tài sản của hàng vạn người dân có thể bị đe doạ.

Qua sự cố thủy điện sông Tranh 2, rõ ràng cần một cơ chế và chính sách cho hoạt động tư vấn độc lập, nhất là đối với các vấn đề về khoa học - công nghệ, về chuyên môn kỹ thuật. Thế giới đã làm từ lâu. Nhưng ở ta, lâu nay, người ta rất ít chịu nghe những phản biện trái chiều, nếu có Hội đồng nhiều khi chỉ mang tính hình thức.

Thủy điện là bài toán đánh đổi nhưng phải tính toán để sao cho bài toán đánh đổi này có lợi, có sự hài hòa giữa môi trường và phát triển xã hội. Nếu không có thủy điện, thì chúng ta không có điện, không có nước dùng khi hạn hán, thủy điện còn có nhiệm vụ cắt lũ, nhưng việc cắt lũ của thủy điện vẫn là "con dao hai lưỡi”. Các doanh nghiệp làm thủy điện mặc dù liên tục kêu lỗ, nhưng cái lỗ lớn hơn về môi sinh chính là những cánh rừng đã bị san phẳng cùng những hệ lụy phía sau nó như ô nhiễm môi trường, tước đi sinh cảnh sống của các loài động thực vật, lũ, động đất. Ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm? Hẳn trong bản đánh giá tác động môi trường, trong các bản báo cáo nghiệm thu của các nhà máy thủy điện không ghi đầy đủ, chi tiết về điều này.

Lê Na
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Hành xử đúng khi làm sai
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Không có quyết định đúng luật thì không thể có hành vi chống người thi hành công vụ
» Tuần hành là hành động thể hiện lòng yêu nước
» Xử lý đúng người đúng tội vụ án ở Tiên Lãng
» Hành chính cai trị hay hành chính phục vụ?
» ĐỪNG QUY KẾT, ĐỪNG ĐÒI "XỬ LÝ"!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Đời Sống - Xã Hội-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất