Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 Không nhỏ... Không ít...

Go down 
Tác giảThông điệp
TK

TK


Tổng số bài gửi : 9196
Hoạt Động : 18889
Join date : 29/10/2009
Đến từ : Hà Nội, Việt Nam

Không nhỏ... Không ít... Empty
Bài gửiTiêu đề: Không nhỏ... Không ít...   Không nhỏ... Không ít... EmptySun Mar 18, 2012 7:45 am

Không nhỏ... Không ít...

Bài đăng trên Lao Động Thứ Sáu, 16.3.2012 | 17:11 (GMT + 7)

Xin đố bảy món nghệ thuật (art) - được bảy bà tiên hay nữ thần (Muse) quản trị của cổ đại Tây Âu là những môn nào?

Văn pháp và Tu từ rồi đến Logíc, Âm nhạc, Nghệ thuật, Kỷ hà và Thiên văn gọi là bảy loại nghệ thuật tự do - artesliberales. Sao hôm nay lại cao đạo, tầm chương trích cú vậy? Mới đọc được cuốn sách hay “nổ” với bà chị tí chơi. Các lĩnh vực nghề tinh thần này hình thành trong mọi nền văn minh thượng cổ mà đến nay vẫn phát triển không ngừng. Khác là ở chỗ phương Tây sớm xác lập, nhấn mạnh chất tự do của chúng mà thôi. Chỉ vẫn thắc mắc tại sao hai môn đầu tiên Văn pháp và Tu từ đều là nghệ thuật ngôn ngữ?

Ngôn ngữ là nhất vì nó là cái mà người ta dùng để tư duy (thứ muôn loài không có) cũng là phương tiện duy nhất để người ta thông hiểu, chia sẻ với nhau, kết nối với nhau thành một cộng đồng, một xã hội.

Tôn giáo giảng: Khởi thủy là lời. Lời thiêng nhất của thượng đế “khải thị” với một vị tiên tri nào đó. Rồi vị này dùng lời và nghệ thuật tu từ của mình mà giáo hóa chúng sinh. Có chữ viết ghi được lời nói thì dùng nghệ thuật văn pháp lập ra kinh sách. Vậy nên “sách thánh hiền”, kinh cầu các loại và “chữ” nói chung trở nên thiêng liêng bắt buộc chúng sinh phải tự nguyện mà tuân theo. Người nghèo mù chữ ngày xưa rất kính sợ các bản có chữ, thấy chữ rơi xuống đất cấm dám giẫm lên, phải cung kính nhặt đặt vào nơi tôn nghiêm. Cái sắc phong ở đình làng chả ai đọc cũng phải thờ! “Bài vị” dùng thay hình ảnh thần, thánh. Trông thấy là phải sụp vái mấy chữ ấy!

Văn pháp với tu từ rất gắn với thuật vận động và cai trị. Tự nhiên là như vậy. Lời khải thị của các tiên tri và các áng văn giáo pháp, giáo lý được các tín đồ tụng to thành lời hoặc niệm nhập tâm. Các nhà chính trị chuyên nghiệp từ các nhà hùng biện Hy-La, phái “du thuyết” Trung Hoa cổ tới ứng viên tổng thống bên Nga, bên Mỹ tuần qua, các nhà cách mạng Á, Phi… đều cần hai món nghệ thuật này.

Chúng tất nhiên quan trọng nhất trong lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tiến hóa xã hội thể hiện trong văn pháp của các văn bản như chiếu-chỉ-dụ của các hoàng đế, tuyên ngôn của các đoàn thể đảng phái cách mạng, hiến pháp của các quốc gia v.v và v.v... Xa là “Tuyên ngôn nhân quyền” Pháp, Hiến pháp Hoa Kỳ,Tuyên ngôn Đảng Cộng sản… gần là “Hịch Tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh… đều là những áng thiên cổ hùng văn mà nội dung đã thúc đẩy tiến hóa, khích lệ nhân quần, phát triển xã hội, đồng thời là mẫu mực về vẻ đẹp văn pháp và tu từ.

Độ này không ít các cán bộ nước ta đã công khai mạnh dạn xưng danh là nhà chính trị chuyên nghiệp. Cũng không ít các đại biểu quốc hội chuyên trách nhận mình là nhà lập pháp chuyên nghiệp. Và không ít người trong số họ tìm cách chứng tỏ mình, thu hút, thuyết phục dân chúng bằng nghệ thuật văn pháp và tu từ bởi Đảng, Chính quyền đòi hỏi lãnh đạo, cán bộ phải gần dân, phải đối thoại và công khai minh bạch, Quốc hội yêu cầu soạn thảo vô vàn luật lệ và cải cách hành chính cần vô vàn văn bản thì cô bảo không giỏi tu từ, văn pháp, đố mà làm nổi!

Nghị trường, chính trường, thị trường sôi nổi, phát biểu sinh động có cá tính khiến dân chủ được mở rộng… Không ít từ ngữ, cách nói của không ít các vị lãnh đạo chính trị, Bộ trưởng và Chủ tịch tỉnh… đương nhiệm nhanh chóng thành từ cửa miệng của người dân. Đáng mừng lắm, và không nên coi đó chỉ là chuyện hình thức nha.

Cô lạm phát cụm từ “không ít” hả?

Từ khóa thời thượng/sự nhất mà lị: “Không ít địa phương lơ là phòng dịch/cháy…”, “Quản lý đất đai còn không ít sai sót”, “không ít quán ăn còn chặt chém”… Không ít tức là “bộ phận không nhỏ”. Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên biến chất, xa rời quần chúng. Một bộ phận không nhỏ cán bộ ngành y cần nâng cao y đức. Một bộ phận không nhỏ học sinh vùng sâu/xa còn thiếu sách vở…

Không ít khác không nhiều. Không nhiều có thể ít hơn không ít: mắc không nhiều khuyết điềm sai lầm tức là ít khuyết/sai, không ít lần nhận phong bì tức là đã nhiều lần nhận! Nhưng “bộ phận không nhỏ” có nhẽ nhỏ hơn “bộ phận không lớn”. Em cứ băn khoăn là khoảng bao nhiêu nếu chia nhau cái bánh mà nó lấy phần không lớn mình nhận phần không nhỏ?

Xin nhất trí: văn pháp, tu từ đúng là những nghệ thuật hàng đầu.

Nguyễn Bỉnh Quân
Về Đầu Trang Go down
http://sites.google.com/site/tkintcol/
 
Không nhỏ... Không ít...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vụ Tiên Lãng: Không khởi tố vụ hủy hoại tài sản anh Vươn là không công bằng
» Tiên Lãng: Những điều không thể không nghĩ
» Không có quyết định đúng luật thì không thể có hành vi chống người thi hành công vụ
» Đỗ Hữu Ca: Phá hay không phá không thành vấn đề!
» Không Thể Không Viết

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: Đời Sống - Xã Hội-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất