Nhất Chi Mai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Thơ ca, Văn học, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, Cuộc sống
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpHướng Dẫn
Bồ Câu PhảiHân hạnh Chào đón Các Bạn đến với  Diễn đàn Nhất Chi Mai - Bạn & Thơ ! Bồ Câu Trái

 

 TIẾNG CƯỜI VÀ NỖI ĐAU TRONG "QUÊ HƯƠNG" (sưu tầm)

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Tuti

Tuti


Tổng số bài gửi : 1217
Hoạt Động : 1721
Join date : 08/11/2009
Đến từ : Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai.

TIẾNG CƯỜI VÀ NỖI ĐAU TRONG "QUÊ HƯƠNG" (sưu tầm) Empty
Bài gửiTiêu đề: TIẾNG CƯỜI VÀ NỖI ĐAU TRONG "QUÊ HƯƠNG" (sưu tầm)   TIẾNG CƯỜI VÀ NỖI ĐAU TRONG "QUÊ HƯƠNG" (sưu tầm) EmptyMon Nov 21, 2011 4:35 am

(Đây là bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên báo Thanh Niên, số ra ngày 15-11-2011).

TIẾNG CƯỜI VÀ NỖI ĐAU TRONG "QUÊ HƯƠNG" (sưu tầm) Gn2
Ở tuổi ngoài 80, họ vẫn hạnh phúc bên nhau.

Bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam từng được đưa vào sách giáo khoa và bao thế hệ học trò đã thuộc lòng từng câu, từng chữ... Ở đó, người đọc bị cuốn hút, ám ảnh bởi những tiếng cười khúc khích thật hồn nhiên để rồi bỗng thấy hụt hẫng khi nghe tin dữ...
* * *

Ở phần mở đầu bài thơ:

Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
"Ai bảo chăn trâu là khổ"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...
,

có lẽ lúc hoài niệm về thời thơ ấu, trong ký ức của tác giả đã hiện lên thấp thoáng những câu hát của... Phạm Duy: Ai bảo chăn trâu là khổ? Chăn trâu sướng lắm chứ! Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau và miệng hát nghêu ngao... (Em bé quê). Bởi nếu không thì tác giả đã không để câu "Ai bảo chăn trâu là khổ" trong ngoặc kép. Tuy nhiên, dẫu có như vậy thì câu này cũng liền mạch với một tứ thơ hết sức trong trẻo, hồn nhiên:

... Những ngày trốn học đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc
Có cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích...


Một điều chắc chắn rằng, sở dĩ bài thơ có sức hấp dẫn người đọc là bởi tuy tác giả sử dụng những câu chữ mộc mạc nhưng lại khéo dụng công ở những lần "cô bé nhà bên cười khúc khích", tạo nên một ấn tượng khó quên...

"Cô bé" ấy là ai?

"Cô bé" ấy tên thật là Phạm Thị Triều, sinh ra trong một gia đình có nghề làm mắm gia truyền ở Vĩnh Trường (Nha Trang). Làm mắm cũng là để đóng góp kinh tài cho cách mạng. Cô bé Triều mới "trổ mã" đã theo chị gái lên căn cứ Đồng Bò. Gia đình thấy Tiều còn nhỏ quá, cho người nhắn về nhưng cô nhất quyết không về. Khi mặt trận Nha Trang vỡ, Triều được điều về làm ở khối Dân chính của Tỉnh ủy Phú Khánh, đóng ở Đá Bàn. Chính nơi đây, cô đã gặp chàng trai sau này trở thành nhà thơ Giang Nam...
Còn anh chàng Nguyễn Sung (tên thật của Giang Nam), mới 16 tuổi đã bỏ học giữa chừng vì nhà trường đóng cửa do thời cuộc (Nhật đảo chính Pháp tháng 8-1945). Cậu theo anh trai là nhà cách mạng Nguyễn Lưu tham gia Việt minh ở mặt trận Phú Khánh. Khoảng đầu năm 1954, Nguyễn Sung được điều về căn cứ Đá Bàn và anh bộ đội trẻ đã "ngẩn ngơ" trong lần đầu gặp Phạm Thị Triều.
Ít lâu sau anh biết thêm rằng không phải chỉ mình anh mà cả đám lính trẻ cũng thường tìm cớ này cớ nọ tạt vào cơ quan chỉ để... nhìn cô Triều một cái. Bạo phổi lắm thì cũng cũng chỉ nói vu vơ một câu rồi... biến!
Hồi ấy chuyện yêu đương, trai gái trong cùng tổ chức hầu như bị cấm nghiêm ngặt. Tuy nhiên, là một anh lính có "chút thơ văn" nên Nguyễn Sung vẫn nghĩ được cách tiếp cận người đẹp. Trước tiên, anh vận dụng khả năng thơ văn của mình để được giao nhiệm vụ chạy công văn. Và thế là mỗi lần đưa công văn đến cơ quan, anh lại kèm theo một lá thư (viết sẵn) cho nàng mà không nói năng, hỏi han gì thêm vì sợ lộ. Phải hơn một tuần sau lá thư thứ hai, anh mới "sướng rêm người" khi được nàng "ừ" (trong bức thư hồi âm).
Yêu nhau "kín đáo" như thế mà vẫn không giấu được ai. May mà cả anh lẫn chị đều được anh em thương mến nên trước ngày anh ra Bình Định tham gia đoàn Sĩ quan liên bộ đình chiến, chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định Genève, cơ quan đã tổ chức đám cưới cho họ. Sống với nhau được hai đêm thì anh lên đường, còn chị ở lại Nha Trang... Từ buổi đó, đôi vợ chồng trẻ phải luôn chịu cảnh xa cách, gian truân...
Sau Hiệp định Genève (tháng 7-1954), Nguyễn Sung vào hoạt động trong lòng địch, trong vai trò công nhân ở một xưởng cưa và âm thầm viết cho tờ Gió mới - là tờ báo hợp pháp ở Nha Trang. Tuy hoạt động cùng địa bàn nhưng đôi vợ chồng son vẫn không thể gặp nhau vì khác tuyến, phải tuân giữ kỷ luật khắt khe để không bị lộ... Mãi đến năm 1958, tổ chức chuyển vùng công tác cho họ vào Biên Hòa thì họ mới thật sự có những ngày hạnh phúc bên nhau, dù khoảng thời gian này cũng rất ngắn ngủi. Họ thuê một căn nhà nhỏ trong xóm lao động nghèo. Ông làm mướn cho một nhà thầu khoán, còn bà buôn bán lặt vặt...
Một thời gian sau, tổ chức lại rút ông về lại Khánh Hòa, bà Triều ở lại một mình nuôi con. Mỗi đêm nghe con gái khóc ngằn ngặt vì nhớ cha, bà Triều phải lấy chiếc áo cũ của chồng đắp lên người con để "có hơi của ông ấy cho nó nín khóc". Sau này ông đã mượn lời vợ, và mượn luôn sự cố khóc đêm của con để bày tỏ nỗi nhớ thương:

Con nhớ anh thường đêm biếng ngủ
Nó khóc làm em cũng khóc theo
Anh gởi về em manh áo cũ
Đắp cho con đỡ nhớ anh nhiều...
(Lá thư thành phố).

Quê hương ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trong hồi ký Sống và viết ở chiến trường, Giang Nam đã kể lại như sau:

"Bài thơ Quê hương ra đời năm 1960, dưới chân núi Hòn Dù, cách Tp. Nha Trang hơn 40 cây số về phía Tây. Lúc ấy tôi đang là phó ban Tuyên huấn của Tỉnh ủy Khánh Hòa. Chiều hôm ấy, anh phó bí thư Tỉnh ủy đã gọi tôi lên chỗ anh ở (một căn chòi nhỏ giữa rừng). Anh ân cần hỏi thăm tôi về tình hình công tác, sức khỏe... Tôi linh cảm thấy có điều gì không bình thường. Quả nhiên sau đó anh nói thật: tin của cơ sở trong thành vừa báo cho biết vợ và con gái tôi bị địch bắt trước đó hơn một năm đã bị chúng thủ tiêu... Tôi bàng hoàng, trời đất như sụp xuống đầu mình... Trong nỗi đau đớn tột cùng, tôi ngồi trong căn chòi nhỏ, trước mặt là ngọn đèn dầu lù mù được che kín ba mặt, tôi đã viết một mạch xong bài thơ, không xóa sửa chút nào... Không phải tôi làm thơ mà là ghi lại những ký ức, những hình ảnh đã trở thành máu thịt trong tôi. Từng đoạn nước mắt tôi trào ra, nhất là ở hai câu cuối:

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi
".

Bài thơ được ký tên Giang Nam, bởi dạo còn đi học ông rất thích những câu thơ của Hồ Dzếnh:

Tô Châu lớp lớp phủ kiều
Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam...


Sau đó ông gửi bài thơ theo đường giao liên cho Báo Thống Nhất (Hà Nội), vì chỉ có tờ báo này được chuyển vào chiến trường phía Nam. Khoảng tháng 8-1961, trên đường công tác qua huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), qua chiếc radio, ông nghe đài TNVN đọc bài thơ Quê hương và thông báo bài này đoạt giải nhì của Báo Văn nghệ. Trong giây phút vui mừng đó, hình ảnh thân yêu của vợ con ông lại ùa về, ông bật khóc...
Đinh ninh là vợ con mình đã chết, Giang Nam lao vào công tác, nhất là trên mặt trận văn hóa. Bỗng giữa năm 1962, vợ con ông đã được thả vể vì địch không tìm được chứng cứ. Sum họp chưa được bao lâu, vợ ông lại bị bắt lần nữa (1968). Đứa con cứ bám riết lấy mẹ nên cũng... bị tù. Mãi đến năm 1973 họ mới được trả tự do...
Hiện nay, đôi "bách niên - đồng chí" đều đã qua ngưỡng tuổi 80, họ vẫn sống hạnh phúc bên nhau trong căn nhà số 46 đường Yersin (Tp. Nha Trang).
H.Đ.N
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/hocachu@ymail.com
Bình Nghiêm

Bình Nghiêm


Tổng số bài gửi : 1
Hoạt Động : 1
Join date : 21/11/2011

TIẾNG CƯỜI VÀ NỖI ĐAU TRONG "QUÊ HƯƠNG" (sưu tầm) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TIẾNG CƯỜI VÀ NỖI ĐAU TRONG "QUÊ HƯƠNG" (sưu tầm)   TIẾNG CƯỜI VÀ NỖI ĐAU TRONG "QUÊ HƯƠNG" (sưu tầm) EmptyMon Nov 21, 2011 6:09 pm

Cảm ơn bài viết của Hà Đình Nguyên. Cảm ơn bạn Tuti đã giới thiệu. Đọc bài này BN lại nhớ thủa chăn trâu
Về Đầu Trang Go down
 
TIẾNG CƯỜI VÀ NỖI ĐAU TRONG "QUÊ HƯƠNG" (sưu tầm)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hoạt động khoa học và công nghệ quân sự đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm
» Vụ hai nhà báo VOV bị hành hung ở Văn Giang
» Cười trong nghịch cảnh
» Những tiếng nói tôn trọng lẽ phải trên báo chí Trung Quốc
» 3. Nguyên Tắc Làm Việc Tối Quan Trọng Trong Tin Học

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhất Chi Mai :: TUTI-
Chuyển đến 
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất